Marketing Automation là gì? Lý do cần Marketing Automation
Trong thời gian gần đây, thuật ngữ Marketing Automation được giới trong nghề nhắc tới rất nhiều. Tuy nhiên, nếu bạn là người làm Marketing không chuyên hoặc đang “chập chững” bước chân vào nghề sẽ không hiểu Marketing Automation là gì và vai trò của chúng ra sao. Để tìm hiểu một cách chi tiết và chính xác nhất, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của dichvuseoaz.vn.
Marketing Automation là gì?
Marketing là một chuỗi hoạt động tiếp thị cần thực hiện liên tục với mục đích nâng cao nhận diện thương hiệu và thúc đẩy doanh số. Tuy nhiên, do công việc quá bận rộn khiến bạn không thể kiểm soát được một số hạng mục công việc khiến chúng bị bỏ lỡ. Và Marketing Automation được ra đời nhằm giải quyết giúp bạn vấn đề này.
Bạn có thể hiểu đơn giản chúng như là một cách truyền tải thông điệp đến khách hàng tự động hóa thông qua các phần mềm tự động trong quá trình làm Marketing của tổ chức, doanh nghiệp. Từ đó, giúp tạo hiệu quả tốt nhất trong hoạt động Marketing mà không làm tốn thời gian, công sức.
>>>Xem thêm: Khái niệm LSI Keywords là gì?
3 Lợi ích tuyệt vời của Marketing Automation
Chúng ta không thể phủ nhận vai trò của Marketing Automation đối với doanh nghiệp. Chúng giúp thúc đẩy năng suất và hiệu quả công việc Marketing với mức chi phí tối ưu nhất.
- Marketing Automation giúp mở rộng khách hàng tiềm năng
Doanh nghiệp có thể thu thập các thông tin, dữ liệu của khách hàng tiềm năng thông qua các trang web, mạng xã hội. Qua đó, bạn có thể gửi các thông điệp đến đúng tệp khách hàng đích phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp.
Đồng thời, doanh nghiệp có thể dựa vào các dữ liệu thu thập được để phân chia nhóm khách hàng theo sở thích, nhân khẩu, hành vi, địa điểm,…
- Marketing Automation tối ưu hiệu quả các chiến dịch Marketing
Nhờ vào khả năng tự động hóa, Marketing Automation giúp tiết kiệm thời gian, công sức cho hoạt động Marketing. Từ đó, tăng khả năng đến gần hơn với khách hàng và yêu cầu doanh nghiệp phải xây dựng các chiến lược như sau:
- Sử dụng thông điệp có nghĩa và phù hợp với đối tượng thông qua các điểm tiếp xúc với khách hàng.
- Lên chiến dịch tiếp cận với khách hàng thông qua Email Marketing.
- Tương tác và duy trì chăm sóc khách hàng.
- Xác định từng đối tượng theo chiến dịch Marketing.
- Cải thiện ROI cho chiến dịch marketing
Nhờ vào việc áp dụng những phương thức tự động hóa, hoạt động Marketing Automation cho phép tối ưu các cơ hội và cải thiện tỷ lệ ROI của toàn bộ chiến dịch. Đồng thời, thông qua việc phân tích giúp giảm toàn bộ tối đa thời gian đo lường, tăng mức độ hiệu quả cho các chiến dịch.
Quy trình của hoạt động Marketing Automation
Mục đích của quá trình Marketing Automation đó chính là tối giản hóa các bước thực hiện thủ công để mang lại hiệu quả hoạt động tiếp thị, tối ưu chi phí và hạn chế rủi ro tối đa. Theo đó, quy trình của Marketing Automation sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Lên kế hoạch chiến lược, xác định mục tiêu, đối tượng, xây dựng thông điệp phù hợp và workflow của hệ thống dựa trên cơ sở dữ liệu thông qua hoạt động khảo sát, nghiên cứu từ khóa.
Bước 2: Khi khách hàng mục tiêu có những hành động cụ thể, hệ thống sẽ kích hoạt gửi các thông điệp phù hợp.
Bước 3: Dựa theo hành vi khách hàng để chấm điểm, đánh giá và gửi thông điệp thường xuyên.
Bước 4: Qualified Leads sẽ được tự động gửi đến gội sale để chốt đơn và chăm sóc khách hàng.
Ngoài ra, doanh nghiệp có thể dựa vào Marketing Automation để xác định khách hàng tiềm năng thông qua hành vi người dùng. Đồng thời, gửi cho các khách hàng thông tin và bài viết hữu ích qua email để tăng mức độ nhận diện thương hiệu. Hoặc doanh nghiệp có thể thông qua các dữ liệu thu thập được để phân khúc nhóm khách hàng mục tiêu với các tiêu chí như sở thích, độ tuổi, giới tính để đưa ra các thông điệp phù hợp.
>>> Tìm hiểu thêm: Khái niệm SWOT là gì?
4 Bước quan trọng để tạo ra một chiến lược Marketing Automation
Quy trình thực hiện Marketing Automation sẽ phải trải qua 4 bước quan trọng sau đây:
Bước 1: Xây dựng mục tiêu chiến lược
Trước khi bắt đầu bất kể một chiến dịch nào, bạn cũng cần xác định mục tiêu chính xác để đưa ra phương án hoạt động phù hợp và tối ưu ngân sách nhất cho doanh nghiệp.
Bước 2: Xác định nhu cầu của khách hàng mục tiêu
Sau khi xác định mục tiêu của dự án, bạn cũng cần xác định nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là tại các điểm của quy trình chuyển đổi. Việc xác định nhu cầu của khách hàng mục tiêu sẽ giúp đảm bảo chiến dịch của bạn có hiệu quả, nắm được những điểm cần tập trung.
Bước 3: Xác định hành vi người dùng
Tại bước này, bạn sẽ xác định được quá trình mà khách hàng trải qua để thực hiện hành động đó. Từ đó nhận định chính xác cách khách hàng đến được với bạn và họ thực hiện những hành vi nào để thực hiện mục đích cuối cùng.
Bước 4: Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng
Thông thường, cơ sở dữ liệu khách hàng bao gồm những người sắp mua, muốn mua hoặc đang nghiên cứu sản phẩm. Vì vậy, bạn cần chia phân khúc khách hàng và xây dựng thông điệp phù hợp.
Marketing Automation cho phép bạn phân khúc thông tin khách hàng từ cao đến thấp và sau đó gửi tin nhắn cá nhân hóa đến từng người. Đồng thời, đánh giá khách hàng tiềm năng cần chăm sóc kỹ và gán giá trị hành động tương tác phù hợp. Cuối cùng, chúng tính điểm và chuyển dữ liệu cho đội ngũ nhân viên đánh giá khách hàng nào tiềm năng.
>>> Tham khảo thêm: Tại sao Slug lại quan trọng với SEO?
Marketing Automation là gì? Đến đây chắc hẳn bạn đã có câu trả lời chính xác nhất sau khi đọc bài viết trên. Hãy bắt tay thực hiện dự án của mình ngay hôm nay theo các bước chiến lược trên để mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp của mình nhé.
Write a Comment