Mô hình SWOT (SWOT analysis) là gì? Phân tích ví dụ cụ thể

  • Home / Blog Digital Marketing / Mô hình SWOT…
Mô hình SWOT (SWOT analysis) là gì? Phân tích ví dụ cụ thể

Mô hình SWOT (SWOT analysis) là gì? Phân tích ví dụ cụ thể

SWOT là một ma trận trong kinh doanh được lập lên như một công cụ để thiết lập chiến lược doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát triển và xây dựng đường lối hoạt động đúng cách và dài hạn. Hiện nay, những thông tin liên quan đến mô hình SWOT là gì? Cách thức hoạt động như thế nào? Đang là vấn đề được rất nhiều người quan tâm? Bài viết sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ thông tin cho bạn nắm rõ. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

Tổng quan về mô hình SWOT

Mô hình SWOT là mô hình phân tích kinh doanh phổ biến dành cho doanh nghiệp, tổ chức hay công ty nhằm để cải thiện tình hình kinh doanh, xác định hướng đi đúng đắn để xây dựng được nền tảng phát triển doanh nghiệp vững chắc. Dưới đây là chi tiết về mô hình SWOT là gì?

SWOT là gì?

SWOT là chữ cái đầu viết tắt của những từ tiếng anh sau: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Hiểu một cách đơn giản nhất thì SWOT chính là một mô hình trong phân tích kinh doanh giúp doanh nghiệp xác định chiến lược để xây dựng hướng đi sao cho chất lượng và phát triển nhất. Phân tích SWOT (SWOT Analysis) là một trong 4 bước hình thành chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp hay công ty, tổ chức nào đó dựa trên việc đánh giá các yếu tố về: Điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội và thách thức.

Phân tích SWOT là gì?

Mô hình SWOT (SWOT analysis) là gì? Phân tích ví dụ cụ thể
Mô hình SWOT (SWOT analysis) là gì? Phân tích ví dụ cụ thể

Phân tích SWOT là bước phân tích tình hình kinh doanh của doanh nghiệp chi tiết dựa trên 4 yếu tố.

  • Thế mạnh: Doanh nghiệp có thể mạnh so với đối thủ để có thể cạnh tranh được.
  • Điểm yếu: Doanh nghiệp đang tồn tại những điểm yếu gì chưa khắc phục được gây cản trở đến sự phát triển.
  • Cơ hội: Có thể khai thác được gì từ yếu tố môi trường để tạo cơ hội phát triển.
  • Thách thức: Xác định nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án như thế nào?

Nói tóm gọn lại thì phân tích SWOT chính là cách thức để bạn nhìn nhận lại tình hình kinh doanh thực tế của doanh nghiệp mình và sau đó xây dựng định hướng sao cho phù hợp và phát triển nhất. SWOT Analysis có thể áp dụng cho toàn bộ doanh nghiệp hay cũng phù hợp với các dự án riêng lẻ mà doanh nghiệp đang thực hiện.

>>> Xem thêm: Hướng dẫn chi tiết cách tạo WordPress Slug?

Ưu nhược điểm của mô hình SWOT

Mô hình SWOT vừa có ưu mà cũng vừa có nhược điểm. Cụ thể như sau:

Ưu điểm

  • Có thể phân tích chi tiết tình hình kinh doanh chính xác, hiệu quả mà không hề tốn chi phí.
  • Phân tích SWOT có thể giúp doanh nghiệp đánh giá được 4 phương diện kỹ lượng để hoàn thiện dự án và kinh doanh tốt nhất, hạn chế rủi ro.
  • Mô hình SWOT có thể giúp doanh nghiệp có được những ý tưởng kinh doanh mới.

Nhược điểm

  • Mô hình SWOT có cách phân tích khá đơn giản nên kết quả chưa được chuyên sâu, chưa thực sự phản ánh đúng các khía cạnh.
  • SWOT chỉ tập trung và phân tích toàn cảnh mà chưa đi vào chi tiết nên nó mang ý kiến khả chủ quan.
  • Dữ liệu phân tích SWOT chưa thực sự đúng trên nhiều phương diện và có thể lỗi thời nhanh chóng theo thời gian

Mở rộng mô hình SWOT thành ma trận như thế nào?

Để khắc phục những nhược điểm và tăng tính hiệu quả, khách quan của mô hình SWOT thì bạn có thể mở rộng nó thành ma trận.

Strength – Thế mạnh

Strength – Thế mạnh
Strength – Thế mạnh

Chiến lược SO: Đây là chiến lược kinh doanh kết hợp giữa thế mạnh và cơ hội. Ở chiến lược này thì chúng ta sẽ phân tích một cách kỹ lưỡng tất cả các thế mạnh mà doanh nghiệp đang sở hữu, mục đích để tận dụng một cách triệt để những thế mạnh đó tạo ra cơ hội phát triển.

Weakness – Điểm yếu

Weakness – Điểm yếu
Weakness – Điểm yếu

Chiến lược WO: Là chiến lược kinh doanh kết hợp giữa điểm yếu và cơ hội. Hạn chế những điểm yếu đang tồn đọng để tận dụng cơ hội đưa doanh nghiệp phát triển.

Opportunity – Cơ hội

Opportunity – Cơ hội
Opportunity – Cơ hội

Chiến lược ST: Chiến lược kinh doanh kết hợp giữa thế mạnh và thách thức. Hiểu một cách đơn giản thì chiến lược này nghĩa là phát huy điểm mạnh để hạn chế thách thức.

Threat – Thách thức

Threat – Thách thức
Threat – Thách thức

Chiến lược WT: Kết hợp giữa điểm yếu và thách thức. Chiến lược WT mục đích để doanh nghiệp vượt qua điểm yếu và né được thách thức trong kinh doanh.

>>> Tìm hiểu thêm: Khái niệm Featured Snippets là gì?

Gợi ý cách xây dựng ma trận SWOT hiệu quả

Để có thể xây dựng ma trận SWOT hiệu quả thì bạn có thể thực hiện theo các bước sau:

Thiết lập ma trận SWOT

Thiết lập ma trận SWOT
Thiết lập ma trận SWOT

Thiết lập ma trận SWOT ngay từ đầu sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng lập được chiến lược cụ thể theo từng yếu tố. Từ đó có cái nhìn khách quan hơn về chiến lược cần phải thực hiện.

Lưu ý: Khi thiết lập thành ma trận SWOT nên liệt kê các yếu tố theo các thứ tự ưu tiên để dễ xác định những điều quan trọng.

Tìm và phát triển thế mạnh

Tìm và phát triển thế mạnh
Tìm và phát triển thế mạnh

Để có thể tìm và phát triển được thế mạnh thì doanh nghiệp, công ty bạn cần phải đi tìm và trả lời được một số câu hỏi như:

  • Khách hàng của bạn đang ấn tượng với doanh nghiệp bạn về điều gì?
  • Doanh nghiệp bạn có lợi thế gì để có thể cạnh tranh được với đối thủ?
  • Doanh nghiệp bạn đã có bộ nhận diện thương hiệu chưa? Nếu chưa vậy làm sao để khách hàng biết đến bạn?
  • Sắp tới doanh nghiệp bạn định tung ra những chiến lược hay ý tưởng kinh doanh gì?
  • Doanh nghiệp bạn đang sở hữu những tài nguyên gì có giá trị?

Sau khi tìm và trả lời được hết những câu hỏi này thì bạn sẽ có thể định vị được cốt lõi thế mạnh của công ty.

Nắm bắt và tận dụng cơ hội

Nắm bắt và tận dụng cơ hội
Nắm bắt và tận dụng cơ hội

Sau khi đã xác định được những thế mạnh thì doanh nghiệp cần tận dụng để tạo thành cơ hội phát triển. Để tạo được cơ hội thì doanh nghiệp nên tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi sau:

  • Doanh nghiệp xây dựng quy trình kinh doanh và chính sách cho khách hàng như thế nào để tăng khách hàng hơn.
  • Tối ưu hóa năng suất làm việc và có chế độ ưu đãi nhân viên như thế nào?
  • Công ty có đang “lãng phí” tài nguyên sẵn nào vào những việc không có ích hay không?
  • Kết quả chạy ADS các kênh có được hiệu quả như mong muốn?

Việc tận dụng điểm mạnh để tạo thành cơ hội chính là đòn bẩy giúp doanh nghiệp phát triển và khác biệt hoá với những doanh nghiệp khác.

Loại bỏ các mối đe dọa

Loại bỏ các mối đe dọa
Loại bỏ các mối đe dọa

Nếu như quá tập trung vào điểm mạnh thì doanh nghiệp sẽ không thể nhận ra được những điểm yếu đang tồn đọng. Vì vậy, bên cạnh việc xác định điểm mạnh thì doanh nghiệp cũng cần phải xác định và loại bỏ các mối đe dọa. Bạn có thể nhận ra điểm yếu của doanh nghiệp qua việc trả lời các câu hỏi như sau:

  • Khách hàng của doanh nghiệp thường không hài lòng và hài lòng về điều gì?
  • Review đánh giá về doanh nghiệp trên các kênh mạng xã hội ra sao?
  • Trong bộ nhận diện thương hiệu của bạn phần nào ít phổ biến nhất
  • Doanh nghiệp đang phải đối mặt với thách thức lớn nhất là gì?

Việc nhìn nhận điểm yếu sẽ giúp bạn đánh giá khách quan nhất tình hình kinh doanh của công ty.

Chi tiết cách phân tích ma trận SWOT của công ty

Dưới đây là phân tích chi tiết ma trận SWOT để đưa ra các chiến lược phát triển doanh nghiệp tốt nhất

Tìm ra điểm mạnh của bạn

Điểm mạnh là những yếu tố nội tại có sẵn hay yếu tố xã hội thuộc trong tầm kiểm soát của bạn cần phát huy. Thông thường, điểm mạnh thường là nguồn lực tài sản về con người và kinh nghiệm mà bạn đã tích lũy được. Một số câu hỏi có thể giúp bạn xác định được thế mạnh nổi trội của công ty đó là:

  • Công ty bạn làm tốt điều gì?
  • Điều gì công ty bạn làm được nhưng những đối thủ khác không thể làm được?
  • Khách hàng đến với bạn vì lý do gì?
  • Những điều mà công ty bạn làm có được đánh giá cao không?
  • Có những nhận xét tiêu cực nào về công ty của bạn?
  • Nguồn thu nhập của công ty bạn có đa dạng hay không?
  • Công ty bạn đang có những lợi thế về tài sản gì?
  • Bạn đã đầu tư trang thiết bị mới cho công ty chưa?
  • Công ty bạn đã xây dựng được đội ngũ nhân sự hùng mạnh chưa?
  • Công ty có những chương trình đào tạo gì để phát triển nhân viên không.
  • Khách hàng đánh giá như thế nào về công ty?
  • Công ty có thể phát triển mạnh về những lĩnh vực nào mà đối thủ không có?

Xác định những điểm yếu của bạn

Song song với điểm mạnh thì công ty của bạn cũng cần phải xác định được điểm yếu. Một số câu hỏi giúp bạn xác định điểm yếu công ty như sau:

  • Doanh nghiệp của bạn có đang gặp khó khăn trong những khoản kinh tế nào không?
  • Khó khăn về nguồn lực tài chính có đang kìm hãm sự phát triển của bạn hay không?
  • Thu nhập doanh nghiệp của bạn đến từ nguồn thu chính nào?
  • Công ty của bạn có mất nhiều thời gian trong quá trình xử lý giấy tờ hay không?
  • Công ty có tạo ra được môi trường làm việc khiến khách hàng hài lòng hay không?
  • Doanh nghiệp của bạn hiện đang nắm giữ vị trí nào trên thị trường.
  • Điều gì đã ngăn cản khiến công ty của bạn không phát triển được?

Xác định những cơ hội của bạn

Cơ hội chính là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công cho công ty của bạn. Một số câu hỏi giúp bạn xác định yếu tố có thể kể đến như:

  • Nền kinh tế khu vực của bạn có khả quan không?
  • Sự chuyển biến kinh tế có ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu của bạn hay không?
  • Những trending mới nào của công ty có thể giúp bạn tăng doanh thu.
  • Những quy định mới của chính phủ có hữu ích được gì cho bạn hay không?
  • Xây dựng kỹ năng chuyên môn cần thiết để thuyết phục khách hàng như nào?
  • Tệp khách hàng mục tiêu của bạn có đang mở rộng không? Nếu có thì có mang lại lợi ích nhiều cho bạn không?

Xác định những nguy cơ của bạn

Nguy cơ là những yếu tố tác động từ bên ngoài mà bạn không thể kiểm soát được. Xác định rõ nguy cơ thì bạn sẽ hạn chế được tối đa những thiệt hại. Một số câu hỏi giúp bạn nguy cơ đó là:

  • Nền kinh tế hiện tại của bạn có đang bị suy thoái hay gặp mối đe dọa nào không?
  • Nền kinh tế có đang tác động đến hành vi của khách hàng.
  • Biến đổi kinh tế thị trường có đang tác động gì đến bạn hay không?
  • Những thay đổi về cấp vốn có ảnh hưởng xấu đến việc kinh doanh của bạn không?
  • Có những mối đe dọa hay rủi ro gì liên quan đến chính trị ảnh hưởng đến bạn không?
  • Những quy định mới của chính phủ có gây nên những tổn thất gì cho công ty của bạn không?

>>> Tham khảo thêm: Lợi ích của SEO local cho doanh nghiệp là gì?

Ví dụ về mô hình SWOT của Nike

Ví dụ về mô hình SWOT của Nike
Ví dụ về mô hình SWOT của Nike

Phân tích mô hình SWOT cụ thể của Nike như sau:

Thế mạnh

  • Tên tuổi có tầm ảnh hưởng nên có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.
  • Không có xưởng nên không bị gánh nặng bởi địa điểm và nhân công.
  • Nắm bắt được rõ và chi tiết về xu hướng của khách hàng.
  • Thương hiệu quốc tế tạo ra được nhiều giá trị cho khách hàng.

Điểm yếu

  • Sản phẩm chưa đa dạng và phong phú, thu nhập dựa chính vào thị phần mặt hàng giàu nên dễ bị lung lay.
  • Lĩnh vực bán lẻ rất nhạy cảm với giá.

Cơ hội

  • Phát triển sản phẩm cho Nike nhiều cơ hội bởi nó có phong cách thời trang thời thượng, sản phẩm ít bị lỗi thời.
  • Sản phẩm có thể phát triển theo hướng thời trang thể thao, trang sức và kính râm.
  • Doanh nghiệp có thể phát triển ra thị trường quốc tế dựa vào bộ nhận diện thương hiệu toàn cầu.

Thách thức

  • Dễ bị ảnh hưởng bởi bản chất của thị trường quốc tế, giá mua có thể chênh lệch theo nhiều đơn vị tiền tệ khác nhau.
  • Thị trường giày dép có sự cạnh tranh cao.
  • Là lĩnh vực nhạy cảm về giá trong bán lẻ nên khách hàng có thể lựa chọn những đơn vị cung cấp có giá rẻ hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giải đáp SWOT là gì? Phân tích SWOT Analysis là gì cùng một số thông tin khác có liên quan. Hy vọng với những thông tin này các bạn đã hiểu rõ hơn về mô hình SWOT. Mọi thông tin thắc mắc nào khác hãy liên hệ tới số hotline của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng.

Write a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *