Hướng dẫn sử dụng WordPress cho người mới (CHI TIẾT)

  • Home / Blog Digital Marketing / Hướng dẫn sử…
Hướng dẫn sử dụng Wordpress cho người mới (CHI TIẾT)

Hướng dẫn sử dụng WordPress cho người mới (CHI TIẾT)

WordPress là phần mềm mã nguồn mở được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ưu điểm của nó là nhiều plugin, dễ dùng, giao diện hỗ trợ phong phú. Do đó, WordPress áp dụng được cho nhiều kiểu trang web khác nhau từ blog đơn giản cho đến các trang thương mại điện tử hay tin tức chuyên nghiệp. Nếu bạn là người mới, bắt đầu làm quen với WordPress và mong muốn được hướng dẫn sử dụng WordPress thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi.

Hướng dẫn sử dụng WordPress – Cài đặt CMS

WordPress được ra mắt vào ngày 27 tháng 5 năm 2003. Đây là hệ thống mã nguồn mở được viết bởi Mike Little và Matt Mullenweg. WordPress được sử dụng phổ biến để xuất bản Blog hoặc thiết lập trang web sử dụng cơ sở dữ liệu MySQL và viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP. 

Để sử dụng thành thạo WordPress, các bạn có thể tham khảo một số thông tin dưới đây:

Dashboard: Bảng điều khiển

Khu vực bảng điều khiển là tập hợp bao gồm nhiều công cụ liên quan đến việc theo dõi thống kê trang web và cập nhật các phiên bản Plugins, Themes, WordPress. Dashboard gồm các phần như:

Trang chủ – Home

Đây là nơi theo dõi các tiến trình của WordPress và báo cáo chi tiết về các bài đăng, comment,….

Một số modules khác như:

  • At a Glance: Hiển thị số lượng bài viết, số nhận xét cũng như số trang và trang web hiện có.
  • Welcome to WordPress!: Hiển thị các thông tin mới nhất về WordPress.
  • Activity: Cung cấp thông tin về các nhận xét cũng như bài viết mới.
  • Quick Draft: Khi nhập nội dung vào đây sẽ bắt đầu một bài đăng mới. Tuy nhiên, các bạn không thể xuất bản bài viết vì Quick Draft chỉ dành cho việc đăng ý tưởng để bạn quay trở lại sau.

Bảng điều khiển wordpress

Dashboard – Bảng điều khiển

Cập nhật – Update

Đây là nơi bạn bạn cập nhật các bản vá mới của Plugins, Themes, WordPress đang sử dụng. Nó cũng sẽ hiển thị thông báo khi có bản mới để bạn biết và update.

Bài viết – Posts

Phần này vô cùng quan trọng bởi đây là nơi để bạn đăng và quản lý các bài viết. Để đăng bài, tại giao diện quản trị trang web bạn chọn Posts. Tại đây sẽ có các mục sau:

Add new: Thêm bài viết mới.

All post: Hiển thị tất cả các bài viết đã đăng.

Hướng dẫn sử dụng viết bài wordpress

Bài viết

Mỗi mục được đánh dấu bằng số thứ tự trên hình ảnh đều có những vai trò khác nhau:

  • Khi nhấp chuột vào biểu tượng này, các bạn có thể thêm cấu hình các trường Cover, Paragraph, Heading, Image, Gallery,…
  • Add title: Thêm tiêu đề cho bài đăng.
  • Document: Truy cập vào document setting gồm cả tag, category, ảnh đại diện,…
  • Block: Mục này cho phép bạn truy cập setting cho khối mà bạn đang chọn.
  • Publish: Khi bấm vào mục này, bài viết sẽ được xuất bản.

Danh mục bài viết – Categories

Nó dùng để phân loại bài viết đồng thời giúp người dùng có thể tìm được bài viết dùng loại nhanh chóng, dễ dàng.

Danh mục bài viết

Danh mục bài viết

Danh mục bài viết bao gồm:

  • Name: Tên của danh mục.
  • Slug: url Category, mục này bạn nên để trống vì WordPress sẽ mặc định lấy tên category để tạo đường dẫn.
  • Description: Mô tả – đây là phần quan trọng và cần thiết trong SEO.
  • Parent category: Đây là thư mục mẹ. Nếu chọn None thì nó sẽ không nằm trong thư mục nào khác.
  • Add new category: Sau khi điền đầy đủ thông tin, để tạo category bạn nhấn chọn Add new category. Lúc này, danh mục bài viết sẽ hiển thị ở cột bên phải, bạn có thể thực hiện chỉnh sửa hoặc xóa nếu muốn.

Thẻ – Tags

Thẻ hay còn gọi là tag, nó có vai trò phân loại bài viết theo hướng cụ thể hóa. Các bạn cũng có thể nhập thông tin của tag tương tự như Categories.

Thẻ tags trong wordpress

Thẻ – tags

Media: Quản lý thư viện video, hình ảnh,….

Trong quá trình soạn thảo nội dung, các tập tin cũng như hình ảnh mà bạn tải lên sẽ được quản lý tại Media → Library trong Dashboard. Tại mục này, bạn có thể kiểm tra lại toàn bộ hình ảnh mà mình đã tải lên và tùy chọn kiểu hiển thị mà bạn muốn. 

Quản lý trang – Pages

Trong quá trình hướng dẫn sử dụng WordPress, việc quản lý trang cũng là khâu vô cùng quan trọng. Phần này tương tự với Posts nhưng không có Tags và Categories. Vai trò của Pages là giúp người dùng đăng các trang nội dung như liên hệ, trang giới thiệu,…

  • All pages: Hiển thị tất cả các trang mà trước đó bạn đã tạo. Tại đây bạn có thể xóa, chỉnh sửa hoặc xem trước các trang.
  • Add new page: Để tạo trang mới, bạn bấm Pages rồi chọn Add New.

Thêm trang mới trong wordpress

Thêm trang mới

Quản lý bình luận – Comment

Comment là nơi bạn thực hiện các thao tác quản lý bình luận của trang web, bao gồm việc xóa hoặc chỉnh sửa bình luận.

  • Tham khảo thêm: Technical SEO: Kỹ thuật SEO chuẩn 2022

Quản lý giao diện – Appearance

 Để cài đặt giao diện, các bạn có thể thực hiện bằng 1 trong 2 cách sau:

Cách 1: Tìm và cài đặt theme từ thư viện

Với cách này, bạn vào Appearance chọn Themes rồi bấm Add New.

Cài theme wordpress

Lúc này danh sách các hơn 2000 theme có trong thư viện của WordPress.Org xuất hiện. Để chọn được theme phù hợp nhất, bạn có thể dùng bộ lọc.

Cài theme wordpress

Sau khi tìm được theme phù hợp, bạn bấm vào theme này để xem trước.

Cài theme wordpress

Nếu thấy ưng ý, bạn hãy bấm Install để cài đặt.

Cài theme wordpress

Nhấn vào Active để kích hoạt.

Cài theme wordpress

Sau khi kích hoạt, bạn vào Appearance chọn Menus để thiết lập menu và Apperance – Widgets để thêm widget vào sidebar.

Cài theme wordpress

Cách 2: Cài theme bằng cách upload từ máy tính lên website

Nếu đang có theme trên máy tính bạn hãy nén nó lại thành file .zip. Sau đó, vào Appearance – Themes – Add New – Upload Theme.

Cài theme wordpress

Sau đó upload file .zip của theme lên rồi kích hoạt như thông thường.

Quản lý tiện ích – Plugins

Vai trò của Plugins là mở rộng chức năng cho WordPress. Thông qua việc cài đặt và kích hoạt plugin các bạn có thể thêm các tính năng mới cho website. Để tìm plugin, bạn hãy truy cập vào Dashboard – Plugins – Add New.

Hướng dẫn cài đặt Plugin

Lúc này, bạn có thể tìm plugin thông qua tên bằng cách điền tên ở khung Search Plugins rồi nhấn Enter. Hoặc xem danh sách plugin qua bộ lọc. Sau đó, nhấn vào tên plugin để xem các thông tin chi tiết.

Hướng dẫn cài đặt Plugin

Để đánh giá chất lượng plugin, các bạn có thể nhìn vào Average Rating (đánh giá của người dùng) và Downloaded (lượt tải). Nếu thấy được nhiều người tin tưởng và đánh giá cao thì hãy cài đặt.

Sau khi chọn được plugin muốn cài, bạn bấm Install Now để thực hiện cài đặt và bấm Activate để kích hoạt.

Quản lý tài khoản – Users

Để tạo thêm người dùng, bạn vào Dashboard, chọn Users sau đó bấm Add New. Tại đây, bạn sẽ khai báo các thông tin cho người dùng mới. Các thông tin có chữ Required bạn không được phép bỏ trống.

Sau khi tạo các user, các bạn có thể phân quyền tại mục Role:

  • Administrator: Nhóm người dùng này có quyền sử dụng mọi tính năng có trong trang web WordPress.
  • Author: Nhóm người dùng này có quyền đăng bài lên trang web đồng thời quản lý các bài viết.
  • Editor: Nhóm người dùng này có quyền đăng bài lên trang web và quản lý các bài viết của những người dùng khác.
  • Contributor: Nhóm người dùng này chỉ có quyền viết bài mới và gửi đến xét duyệt, không được quyền đăng lên.
  • Subscriber: Người dùng Subscribe chỉ có quyền quản lý thông tin cá nhân của họ.

Nếu muốn xóa user người dùng, bạn vào Dashboard chọn Users -> All User. Tại đây các bạn sẽ thấy hiển thị danh sách các User.

Quản lý tài khoản trong wordpress

Danh sách các User

Nếu muốn xóa user nào, bạn chỉ cần trỏ chuột đến tên user đó rồi bấm Delete. Sau đó nhấn Confirm Deletion để hoàn tất.

Quản lý tài khoản trong wordpress

Xóa User

Công cụ – Tools

Để sử dụng WordPress thành thạo, các bạn cần hiểu rõ về các công cụ. Dưới đây là một số công cụ chính trong WordPress:

Công cụ có sẵn – Available Tools

Bao gồm các ứng dụng Press This giúp người dùng các các đoạn video, văn bản, hình ảnh,…..từ các website khác. Sau đó, bạn chỉnh sửa rồi thêm trực tiếp các nội dung này rồi lưu lại trên website của bạn.

Import – Cài đặt nhập dữ liệu

Nhập bài viết hoặc bình luận từ hệ thống trang web khác đến website WordPress một cách tự động.

Cài đặt xuất dữ liệu – Export

WordPress lưu lại các bình luận, bài viết, chuyên mục và thẻ tags vào tệp tin định dạng XML.

  • Posts: Xuất toàn bộ nội dung liên quan đến Posts.
  • All content: Xuất toàn bộ nội dung liên quan đến Pages, Posts, Menus,….
  • Media: Xuất toàn bộ nội dung có liên quan đến Media.
  • Pages: Xuất toàn bộ nội dung có liên quan đến Pages.

Bạn chọn loại nội dung muốn xuất rồi bấm vào Download Export File. Lúc này một tập tin có định dạng .xml sẽ tải về máy của bạn. Tập tin này chứa dữ liệu mà bạn muốn xuất.

Cài đặt – Settings

Một số cài đặt trong WordPress bao gồm:

Cài đặt tổng quan – General

Các thiết lập quan trọng về cấu hình trang web sẽ được thực hiện tại đây. Ở mục General, các bạn sẽ có các thiết lập sau:

Cài đặt tổng quan wordpress

Cài đặt tổng quan

  • Tagline: Đây là mô tả về website.
  • Site Title: Tên của trang web.
  • WordPress Address (URL): Địa chỉ của website WordPress của bạn.
  • Site Address (URL): Địa chỉ của website trang chủ.
  • Membership: Nếu đánh dấu vào mục Anyone can register thì tại địa chỉ http://domain/wp-login.php?action=register, khách hàng có thể tự đăng ký tài khoản người dùng trên trang web của bạn.
  • E-mail Address: Địa chỉ email của người quản trị website.
  • Timezone: Múi giờ sử dụng trên trang web.
  • Date Format: Định dạng ngày tháng năm hiển thị trên trang web.
  • Week Start On: Ngày mà bạn muốn cài đặt là ngày đầu tiên của tuần.
  • Site Language: Ngôn ngữ sử dụng trên website.

Cài đặt xem trang – Reading

Cài đặt này sẽ tác động đến việc hiển thị nội dung trên trang web.

  • Your homepage displays: Hiển thị ở giao diện trang chủ.
  • Blog pages show at most: Số lượng post hiển thị ra trang blog.
  • Syndication feeds show the most recent: Số lượng post mới được hiển thị tại trang RSS Feed của website.
  • Search Engine Visibility: Nếu đánh dấu ở phần này, các bot của cỗ máy tìm kiếm sẽ không thể đánh chỉ mục được nội dung của bạn.
  • For each article in a feed, show: Full text: hiển thị nội dung trên RSS Feed với toàn nội dung.

Cài đặt soạn thảo – Writing

Thiết lập ở mục Writing sẽ ảnh hưởng đến quy trình soạn cũng như đăng văn bản trên trang web.

  • Default Post Format: Loại định dạng post mặc định khi đăng nếu bạn quên lựa chọn.
  • Default Post Category: Category mặc định của một bài Post nếu khi đăng bạn quên chọn category.
  • Post via email: Đăng bài viết thông qua email.
  • Update Service: Các dịch vụ ping mà khi có bài mới bạn muốn WordPress tự động gửi tín hiệu ping.

Cài đặt đường dẫn tĩnh – Permalink Settings

Đây là nơi bạn bật tính năng đường dẫn tính cho toàn bộ trang web thay vì dùng cấu trúc đường dẫn động. Theo đó, đường dẫn tĩnh được hiểu là địa chỉ pages, posts, tags, category,…..của bạn được thể hiện bằng tên cụ thể chứ không phải ở dạng số. 

Cài đặt media

Một số thiết lập về hình ảnh sẽ ảnh hưởng đến việc upload tập tin video/nhạc/hình ảnh,….lên nội dung. Cụ thể như sau:

  • Uploading Files: Thiết lập này liên quan đến upload tập tin.
  • Image sizes: Các thiết lập này giúp xác định kích thước ảnh mặc định của WordPress khi tải ảnh lên thư viện.
  • Organize my uploads into month- and year-based folder: Tự động đưa các tập tin được tải lên vào thư mục với cấu trúc ngày tháng so với thời gian tải lên.

Sau đây là: Lợi ích của E-commerce 

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách sử dụng WordPress cho người mới bắt đầu. Hy vọng thông qua bài viết của chúng tôi các bạn sẽ hiểu rõ về các tính năng của WordPress, từ đó sử dụng hiệu quả hơn.

Write a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *