Xây dựng thương hiệu là gì? Quy trình 10 bước band buiding hiệu quả cho SME

  • Home / Blog Digital Marketing / Xây dựng thương…
Thương hiệu chính là danh tiếng mà doanh nghiệp bạn tạo dựng được

Xây dựng thương hiệu là gì? Quy trình 10 bước band buiding hiệu quả cho SME

Theo khảo sát của Nielson, 59% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng. Vì vậy, việc xây dựng cho doanh nghiệp một thương hiệu tốt không bao giờ là quyết định sai lầm, đặc biệt là các SME

Tuy nhiên, xây dựng thương hiệu không đơn giản chỉ là thiết kế chiếc logo hay vài ba chiến dịch quảng cáo, nó còn rộng hơn vậy. Làm sao để doanh nghiệp từng bước xây dựng và phát triển thương hiệu của mình? Trong bài viết này, dichvuseoaz sẽ giới thiệu đầy đủ 10 bước brand building hiệu quả cho doanh nghiệp của bạn.

Thương hiệu là gì?

Thương hiệu là gì?
Thương hiệu là gì?

Philip Kotler, một bậc thầy về Marketing quan niệm rằng:

“Thương hiệu có thể được hiểu như tên gọi, thuật ngữ, biểu tượng, hình vẽ hay sự phối hợp giữa chúng được dùng để xác nhận sản phẩm của người bán và để phân biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh”

Theo Hiệp hội Marketing Mỹ:

“Thương hiệu (brand) là tên gọi, biểu tượng, dấu hiệu, kiểu dáng hoặc sự phối hợp tất cả các yếu tố này để có thể nhận biết hàng hoá hoặc dịch vụ của một người bán cũng như phân biệt nó với hàng hoá hay dịch vụ của những người bán khác”

Vậy ta có thể hiểu, thương hiệu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, lý lẽ và cảm xúc của một sản phẩm, hoặc một dòng sản phẩm, bao gồm bản thân sản phẩm, tên gọi logo, “hình ảnh” và mọi sự thể hiện hình ảnh, dần qua thời gian được tạo dựng rõ ràng trong tâm trí khách hàng nhằm thiết lập một chỗ đứng tại đó.

Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là gì?
Xây dựng thương hiệu là gì?

Xây dựng thương hiệu là việc sử dụng các chiến lược nhắm đến tập khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp để tạo ấn tượng, khiến họ ghi nhớ và quen thuộc với thương hiệu của bạn. Một thương hiệu thành công là thương hiệu có chỗ vị trí vững chắc trong tâm trí khách hàng.

Trong kỷ nguyên mới của internet, những chiến lược xây dựng hình ảnh thương hiệu tốt nhất cho doanh nghiệp có thể kể đến như:

  • Cần nâng cao trải nghiệm của khách hàng
  • Đẩy mạnh các hoạt động trên mạng xã hội
  • Tối ưu SEO và thứ hạng website trên Google
  • PPC (Quảng cáo trả phí)

Quy trình 10 bước band buiding hiệu quả cho SME

1. Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
Xác định đối tượng khách hàng mục tiêu

Bất cứ một thương hiệu thành công nào cũng đều có sự tín nhiệm từ khách hàng mục tiêu (đây là đối tượng mà doanh nghiệp sẽ ưu tiên và tập trung nhiều nguồn lực hơn cả để gìn giữ và mở rộng)

Chắc chắn doanh nghiệp của bạn sẽ không bao giờ bao phủ được 100% khách hàng trên thị trường. Bởi nguồn lực là có hạn, không một doanh nghiệp nào có đủ nguồn lực để phục vụ cho nhiều đối tượng với nhiều tính cách khác nhau. Do vậy, mỗi doanh nghiệp khác nhau sẽ có một tập khách hàng mục tiêu khác nhau nhằm tối ưu mọi nguồn lực bỏ ra.

Để xác định được khách hàng mục tiêu, việc xây dựng chân dung khách hàng (buyer personas) là cần thiết và dưới đây là một số yếu tố bắt buộc cần có:

  • Tuổi
  • Giới tính
  • Thu nhập
  • Trình độ học vấn
  • Nơi sống

Nếu phân tích kỹ hơn ta sẽ có thêm một số yếu tố sau:

  • Mục tiêu trong cuộc sống và công việc
  • Động lực
  • Người/ sự việc truyền cảm hứng tới họ
  • Thương hiệu sản phẩm mà họ thường sử dụng

Dựa vào những điểm mạnh mà thương hiệu của bạn có thể mang lại, bạn hoàn toàn có thể lập ra một buyer personas phù hợp, qua đó đưa ra những nỗ lực marketing chuẩn xác, đánh đúng vào tập khách hàng mục tiêu.

>> Tìm hiểu thêm: Vì sao mọi người viết blog?

2. Thiết lập sứ mệnh thương hiệu

Thiết lập sứ mệnh của thương hiệu
Thiết lập sứ mệnh của thương hiệu

Sứ mệnh thương hiệu (brand mission statement) là một mô tả ngắn gọn về lý do tồn tại của một công ty, sứ mệnh thương hiệu giải thích cho sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, đối tượng khách hàng và điểm khác biệt của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành. Sứ mệnh thương hiệu còn mang ý nghĩa mô tả hành động mà doanh nghiệp cần thực hiện để đạt được Tầm nhìn – những mục đích doanh nghiệp muốn đạt được trong tương lai. Theo năm tháng, sứ mệnh có thể được thay đổi và xác định lại dựa theo mục đích hoạt động của thương hiệu. 

Sứ mệnh thương hiệu là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp phát triển, dẫn dắt các hoạt động kinh doanh, truyền thông trở nên nhất quán, liền mạch. Từ đó, tạo sự tin tưởng cho khách hàng. Với một mục tiêu và niềm tin vững chắc, doanh nghiệp có thể thể hiện tính cam kết dễ dàng, đảm bảo sự ổn định và củng cố cho mọi hành động của doanh nghiệp trong tương lai. 

Với sứ mệnh “Truyền cảm hứng và động lực sáng tạo tới mọi vận động viên trên toàn thế giới”, Nike đã trở thành một người kể chuyện xuất sắc, tạo ra cảm giác thân thuộc cho bất kỳ khách hàng nào của mình trong gần 50 năm. Khách hàng của Nike nhận thức được sức mạnh của họ và nuôi tham vọng vươn xa hơn, nhanh hơn và cao hơn.

3. Khảo sát nhận diện thương hiệu đối thủ

Khảo sát nhận diện thương hiệu đối thủ
Khảo sát nhận diện thương hiệu đối thủ

Có 4 yếu tố con người cốt lõi dẫn đến mối quan hệ với thương hiệu đó là:

  • Nhận thức – các khái niệm mà người tiêu dùng liên kết với thương hiệu của bạn
  • Cảm xúc – cảm xúc mà người tiêu dùng liên kết với thương hiệu của bạn
  • Ngôn ngữ – cách người tiêu dùng mô tả thương hiệu của bạn
  • Hành động – trải nghiệm mà người tiêu dùng có với thương hiệu của bạn

Vì vậy, để hiểu rõ được những cảm nhận và suy nghĩ của khách hàng về đối thủ như nào, các câu hỏi bạn đặt ra cũng phải liên quan tới 4 yếu tố trên.

Một số câu hỏi bạn có thể áp dụng như:

  • Khi bạn nghĩ về [Tên thương hiệu], bạn nghĩ đến điều gì đầu tiên?
  • Bạn cảm thấy thế nào khi nhắc đến [Tên thương hiệu]?
  • Bạn sẽ sử dụng ba từ nào để mô tả [Tên thương hiệu]?
  • Bạn mô tả trải nghiệm cuối cùng của mình với [Tên thương hiệu] như thế nào?

Ngoài ra, bạn cũng có thể lập thêm bảng khảo sát và tự trả lời một số câu hỏi sau để hiểu hơn về những chiến lược mà đối thủ đưa ra:

  • Đối thủ có sự nhất quán về thông điệp truyền tải, và các yếu tố hình ảnh trực quan trong các kênh marketing không?
  • Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của đối thủ như thế nào?
  • Sản phẩm, dịch vụ của đổi thủ được review (đánh giá) như thế nào
  • Phương thức truyền thông của đối thủ cho sản phẩm của mình là gì?

Sau khi đã hoàn thành câu trả lời cho các câu hỏi trên, bạn hoàn toàn có thể so sánh và rút ra kinh nghiệm cho chiến lược thương hiệu của mình.

4. Nhấn mạnh tới các lợi ích mà thương hiệu của bạn mang lại

Nhấn mạnh đến lợi ích mà thương hiệu của bạn mang lại
Nhấn mạnh đến lợi ích mà thương hiệu của bạn mang lại

Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp cũng giống như việc doanh nghiệp chào bán sản phẩm của mình tới khách hàng. Bạn cần phải đem tất cả mọi thứ tinh hoa và lợi ích của mình đem đến cho khách hàng. Bạn hãy nói những gì mà khách cần nghe, có giá trị mà sản phẩm có thể mang lại đến cho khách hàng (thứ mà khách hàng sẽ trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm) chứ không chỉ đơn thuần là liệt kê tính năng của chúng.

5. Xây dựng bộ nhận diện thương hiệu

Thứ đập vào mắt của khách hàng đầu tiên không phải là sứ mệnh của thương hiệu, mà chính lại là bộ nhận diện thương hiệu. Tuy nhiên, để có một bộ nhận diện thương hiệu đủ ấn tượng thì lại vô cùng khó, đòi hỏi doanh nghiệp cần có những chuyên gia hỗ trợ. Nếu gặp khó khăn trong hoạt động này, bạn đừng ngại ngần sử dụng dịch vụ tư vấn và hỗ trợ thiết kế logo thương hiệu từ các Agency.

Bộ nhận diện thương hiệu bao gồm:

  • Tên thương hiệu
  • Logo
  • Tagline và slogan
  • Đường nét và màu sắc trong bộ nhận diện thương hiệu
  • Bộ nhận diện thương hiệu online
  • Bộ nhận diện thương hiệu môi trường
  • Bộ nhận diện ứng dụng văn phòng
  • Ấn phẩm quảng cáo

6. Tạo dựng tính cách đại diện cho thương hiệu

Tạo dựng tính cách đại diện cho thương hiệu
Tạo dựng tính cách đại diện cho thương hiệu

Buyer personas sẽ cung cấp những căn cứ quan trọng nhất để bạn xác định tính cách đại diện cho thương hiệu của bạn. Khách hàng sẽ dễ cảm thấy thân thuộc và tin tưởng với một thương hiệu có phẩm chất và tính cách liên quan tới họ. Hơn nữa, khách hàng luôn cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi giao tiếp với một con người có đầy đủ những tính cách và phẩm chất đặc thù, chứ không phải giao tiếp với một cái máy vô hồn, không hơn không kém. Sau khi hoàn thành buyer personas, bạn sẽ xác định được những tính cách chung nhất của tập khách hàng mục tiêu, từ đó, bạn có thể dễ dàng định hình tính cách đại diện cho thương hiệu.

Sau cùng, để truyền tải tính cách ấy vào trong những văn bản truyền thông của thương hiệu mình tới công chúng. Bạn nên cân nhắc những yếu tố như:

  • Cách sử dụng đại từ nhân xưng trong truyền thông
  • Chia sẻ những hình ảnh/clip hậu trường đằng sau những chiến dịch quảng cáo.
  • Chia sẻ những trải nghiệm sử dụng sản phẩm thật của khách hàng.
  • Sử dụng yếu tố cảm xúc trong các ấn phẩm quảng cáo (vui nhộn, xúc động,…).

7. Xây dựng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải

Xây dựng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải
Xây dựng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải

Để khách hàng hiểu được tính cách mà bạn đang xây dựng cho thương hiệu, bạn phải tạo dựng cho thương hiệu một thông điệp rõ ràng mà bạn muốn truyền tải tới khách hàng. Thông điệp này sẽ theo doanh nghiệp đi xuyên suốt tất cả các chiến dịch và nỗ lực marketing của doanh nghiệp trong tương lai.

Thông điệp này nên bao gồm các yếu tố như:

  • Doanh nghiệp của bạn là ai?
  • Bạn cung cấp những sản phẩm/ dịch vụ nào?
  • Điều mà bạn mong muốn được cống hiến cho xã hội và cộng đồng là gì thông qua sản phẩm/ dịch vụ?
  • Doanh nghiệp của bạn quan tâm tới đối tượng nào trong xã hội và cộng đồng?

Quan trọng hơn cả, thông điệp bạn muốn truyền tải cần phải đơn giản, ngắn gọn và xúc tích nhất có thể. Có như vậy, khách hàng mới hiểu bạn đang cố gắng truyền đạt thông điệp gì.

>> Xem thêm: Vì sao cần xây dựng thương hiệu cá nhân?

8. Tối đa hóa các điểm tiếp xúc thương hiệu

Bạn cần phải truyền tải linh hồn của thương hiệu lên mọi điểm chạm giữa thương hiệu với khách hàng. Điều này giúp hình ảnh thương hiệu ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong tâm trí khách hàng nhờ sự chuyên nghiệp và đồng nhất.

Như, vừa bước chân vào văn phòng, khách hàng và đối tác đã thấy logo và màu sắc bộ nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp bạn ở khắp mọi nơi. Nhân viên ai cũng mặc đồng phục có in logo của doanh nghiệp. Khách hàng vừa mua một chiếc áo của thương hiệu, nhân viên nhanh chóng gói chiếc áo vào cái túi cho in logo của doanh nghiệp.

9. Nhất quán trong các ấn phẩm thương hiệu

Sự nhất quán chính là một yếu tố quan trọng làm nên sự thành công của việc xây dựng thương hiệu.

Mọi phát ngôn, thông điệp của doanh nghiệp phải nhất quán, và đặc biệt nhất quán với sứ mệnh mà doanh nghiệp đã đề ra. Sự thiếu thống nhất có thể khiến khách hàng cảm thấy hoang mang, từ đó sinh ra sự thiếu tin tưởng và mất lòng tin từ họ.

10. Am hiểu sâu sắc về thương hiệu của bạn

Bạn phải là người hiểu sâu sắc thương hiệu mà mình xây dựng
Bạn phải là người hiểu sâu sắc thương hiệu mà mình xây dựng

Không ai có thể hiểu được thương hiệu mà bạn đang xây dựng rõ hơn chính bạn. Bạn sẽ là người lan truyền sứ mệnh và thông điệp cũng như các hoạt động thương nhật của doanh nghiệp.

Khi tuyển dụng nhân lực từ bên ngoài bạn cần đảm bảo những con người đó phải phù hợp với văn hóa doanh nghiệp mà bạn liên quan đến thương hiệu mới có được sự đồng điệu và nhất quán như tiêu chí đã đề ra.

Kết luận

Hy vọng qua nội dung bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về xây dựng thương hiệu là gì và quy trình xây dựng thương hiệu. Nếu còn bất cứ nào khác cần được giải đáp hãy liên hệ ngay đến dichvuseoaz.vn để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất. Trân trọng!

Write a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *