Technical SEO: Kỹ thuật SEO chuẩn 2022

  • Home / Blog Digital Marketing / Technical SEO: Kỹ…
Technical seo là gì?

Technical SEO: Kỹ thuật SEO chuẩn 2022

Technical SEO là một bước cực kỳ quan trọng để đảm bảo quá trình tối ưu website của bạn thành công và duy trì bền vững nhất. Technical SEO sẽ giúp công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu và lập chỉ mục cho website hiệu quả hơn, góp phần cải thiện thứ hạng tốt nhất. Cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về Technical SEO và những kỹ thuật SEO chuẩn, hiệu quả nhất ngay sau đây nhé!

Technical seo là gì?

Technical seo là gì?
Technical seo là gì?

Technical SEO liên quan tới quá trình tối ưu hóa trang web và máy chủ giúp công cụ tìm kiếm thu thập những dữ liệu và lập chỉ mục website hiệu quả hơn, hỗ trợ cải thiện thứ hạng website trên Google.

Những công cụ tìm kiếm thường ưu tiên trả về kết quả tìm kiếm cho website hiển thị 1 số đặc điểm kỹ thuật nhất định như: thiết kế responsive, kết nối bảo mật, thời gian load nhanh. Tóm lại, Technical SEO là công việc cần thiết để bạn đảm bảo được website của mình được tối ưu nhất.

Hướng dẫn chi tiết cách cải thiện Technical SEO

Để cải thiện được Technical SEO và giúp website tối ưu hơn, tăng thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm thì bạn có thể tham khảo ngay những kỹ thuật sau đây:

Chỉ định tên miền ưa thích

Khi thiết lập blog hoặc website của bạn thì bạn cần chỉ định ra tên miền ưa thích của mình để hướng dẫn các công cụ tìm kiếm xem những biến thể của tên miền mà bạn muốn sử dụng vĩnh viễn trên website.

Bạn nhất định cần phải làm điều này bởi một website được mặc định có thể truy cập có www hoặc không trước tên miền. 

Chỉ định tên miền yêu thích để làm SEO hiệu quả hơn
Chỉ định tên miền yêu thích để làm SEO hiệu quả hơn

Ví dụ tên miền của bạn là: seoviet.com thì website có thể truy cập được bằng cả http://www.seoviet.com và http://saoviet.com (tức là có và không có www). Mặc dù điều này rất thuận tiện cho người dùng nhưng lại dễ khiến các công cụ tìm kiếm hiểu là 2 trang web khác nhau.

Khi đó website của bạn sẽ gặp nhiều vấn đề khi lập chỉ mục, trùng lặp nội dung và tụt thứ hạng trang. Vì thế bạn cần đặt tên miền ưa thích cụ thể sau đó thông báo cho công cụ tìm kiếm về lựa chọn này.

Có rất nhiều người thắc mắc rằng nên hay không nên dùng www trước tên miền. Vấn đề này chỉ là sở thích cá nhân và hoàn toàn không liên quan gì tới lợi thế về SEO. Điều quan trọng nhất là bạn quyết định chọn tên miền nào và thông báo với các công cụ tìm kiếm, sử dụng tên miền nó nhất quán vĩnh viễn cho website.

Nếu bạn cần thay đổi tên miền thì có thể dùng chuyển hướng 301 để chuyển đổi. Tuy nhiên điều này không được khuyến khích vì việc chuyển đổi tên miền có thể mang lại nhiều rủi ro.

Tối ưu hóa ngân sách thu thập dữ liệu(Crawl budget)

Số lượng trang web mà công cụ tìm kiếm thu thập được trong 1 khoảng thời gian nhất định thì gọi là thu thập ngân sách. Bạn có thể tìm ý tưởng ngân sách thu thập trong công cụ Google Search Console.

Tối ưu hóa ngân sách thu thập dữ liệu trong Google Search Console
Tối ưu hóa ngân sách thu thập dữ liệu trong Google Search Console

Tuy nhiên công cụ này không cung cấp được bảng phân tích từng trang những số liệu thống kê thu thập cụ thể. Vì thế nếu muốn có bản báo cáo chi tiết hơn thì bạn cần xem trong nhật ký máy chủ bằng công cụ như WebLog Expert.

Khi nắm được ngân sách thu thập thì bạn cần tìm cách để tăng ngân sách lên. Tuy không biết chắc rằng Google có gán ngân sách thu thập cho các website hay không nhưng theo lý thuyết thì yếu tố chính (1) sẽ được liên kết nội bộ tới 1 trang và (2) số lượng backlink từ những website khác.

Bạn không thể thực hiện hồ sơ backlink qua đêm nhưng có thể thử những cách sau để tối ưu hóa ngân sách thu thập dữ liệu:

  • Loại bỏ những trang có nội dung trùng lặp. Đối với ngân sách thu thập dữ liệu thì các URL Canonical sẽ không có ích nhiều và các công cụ tìm kiếm vẫn truy cập được vào trang trùng lặp gây ra sự lãng phí ngân sách của bạn.
  • Ngăn chặn việc lập chỉ mục cho các trang không có giá trị SEO: Những chính sách bảo mật, điều kiện, điều khoản, chương trình khuyến mãi sẽ rất tốt cho quy tắc Disallow. Bên cạnh đó bạn có thể chỉ định một số tham số URL nhất định ở Google Search Console để Google không tiến hành thu thập các dữ liệu ở những trang giống nhau nữa.
  • Sửa lại các liên kết bị hỏng ngay khi các bot tìm kiếm chạm vào liên kế tới trang 4xx/5xx. Bởi điều này sẽ khiến ngân sách thu thập của bạn bị lãng phí.
  • Luôn cập nhật sitemap và đảm bảo đã đăng ký trong Google Search Console

Kiểm toán liên kết nội bộ

Website có cấu trúc nông, hợp lý chính là điều kiện giúp UX tăng khả năng thu thập dữ liệu, liên kết nội bộ và giúp phân tán sức mạnh xếp hạng xung quanh trang một cách hiệu quả hơn.

Kiểm toán liên kết nội bộ
Kiểm toán liên kết nội bộ

Khi kiểm tra liên kết nội bộ bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Nhấp vào độ sâu để kiểm tra và giữ website của bạn càng nông càng tốt. Những trang quan trọng nên cách trang chủ không quá 3 lần nhấp chuột
  • Những liên kết hỏng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thứ hạng trang nên bạn cần tìm chúng trong các yếu tố HTML, thẻ HTTP, tiêu đề, sơ đồ web để loại bỏ chúng.
  • Liên kết chuyển hướng: Khi khách truy cập tới đúng trang thì việc họ có nhấp vào trang chuyển hướng sẽ ảnh hưởng tới ngân sách thu thập và thời gian tải trang. Vì thế hãy tìm kiếm chuỗi từ 3 chuyển hướng trở lên sau đó cập nhật liên kết tới trang được chuyển hướng nhanh chóng nhất.
  • Trang mồ côi: Đây là những trang không được liên kết từ trang khác trên web và rất khó tìm thấy chúng nếu người dùng truy cập trên công cụ tìm kiếm.

Tối ưu hóa Robots.txt

Tiếp theo bạn cần kiểm tra và tối ưu hóa lại tệp Robots.txt. Đây là 1 tập dạng văn bản nằm trong thư mục gốc của website. Tệp này hướng dẫn các công cụ tìm kiếm về trang mà họ có thể thu thập được dữ liệu và thêm vào chỉ mục.

Định dạng của tệp này khá đơn giản và thông thường bạn không cần thực hiện thay đổi nào với tệp này.

Tối ưu hóa Robots.txt
Tối ưu hóa Robots.txt

Quan trọng nhất là bạn cần kiểm tra lại để đảm bảo không chặn sai, ngăn công cụ tìm kiếm thu thập và lập chỉ mục cho website của bạn.

Tìm hiểu thêm: Một số loại hình marketing hiện nay

Tối ưu hóa cấu trúc URL

Bạn cần phải kiểm tra và tối ưu hóa lại cấu trúc URL nếu cần thiết. Cấu trúc URL chính là định dạng của chúng và thường SEO sẽ tốt nhất nếu URL đạt những yêu cầu sau:

  • Sử dụng ký tự thường
  • Sử dụng ký tự “-“ để phân cách các từ trong URL
  • Tránh dùng ký tự dư thừa không cần thiết
  • Mô tả ngắn gọn
  • Sử dụng từ khóa chính trong URL

Khi bạn xác định được định dạng của cấu trúc liên kết vĩnh viễn thì bạn cần tối ưu hóa URL khi thực hiện xuất bản những nội dung mới.

Nếu bạn dùng WordPress thì sẽ thấy rằng khi đăng bài mới, công cụ này sẽ sử dụng luôn tiêu đề của bài làm URL cho bài viết. Ví dụ tiêu đề bài viết là “Technical SEO – Kỹ thuật Seo chuẩn 2022” thì URL sẽ được hiển thị là: http://www.dichvuseoaz.com/technical-seo-ky-thuat-seo-chuan-2022.

Điều này không quá tệ, tuy nhiên bạn có thể mô tả ngắn gọn hơn bằng việc sử dụng từ khóa chính như: http://www.dichvuseoaz.com/ technical-seo. URL này giúp nhắm trúng mục tiêu và dễ dàng ghi nhớ hơn.

Nếu bạn quyết định thay đổi cấu trúc vĩnh viễn thì có thể sử dụng chuyển hướng 301. Tuy nhiên bạn nên thực hiện bằng cách áp dụng chúng cho những bài đăng mới.

Điều hướng và cấu trúc website

Cấu trúc của website là yếu tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởng tới quá trình SEO. Người dùng có thể ở lại 1 trang web lâu hơn, tìm kiếm nhanh hơn và các công cụ tìm kiếm có thể hiểu, lập chỉ mục website nhanh chóng hơn cũng là do cấu trúc web tốt.

Nhiều người cứ cố gắng tối ưu hóa website của họ để chuyển đổi mà quên mất việc phải điều hướng cấu trúc website. Vì thế, quá trình SEO đều không đạt được kết quả như mong đợi.

Trước đây nhiều người cho rằng những trang lưu trữ hoặc danh mục có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới SEO website của bạn nhưng điều này là hoàn toàn sai.

Điều hướng và cấu trúc website
Điều hướng và cấu trúc website

Google sẽ tính tới cấu trúc tổng thể của web khi đánh giá chung. Vì thế không được bỏ qua cấu trúc website khi bạn muốn tối ưu hóa và tăng thứ hạng cho web của mình. Ngoài ra, cấu trúc web được xác định rõ ràng sẽ giúp người quản trị xác định được những nội dung quan trọng, giúp tăng thứ hạng cao cho các trang quan trọng nhất.

Thêm Breadcrumb

Menu Breadcrumb chính là tập hợp các liên kết đầu hoặc cuối trang và cho phép người dùng điều hướng đến trang chủ hoặc những trang trước trong website dễ dàng hơn.

Đường dẫn menu Breadcrumb
Đường dẫn menu Breadcrumb

Menu này sẽ phục vụ cho 2 mục đích chính là giúp người dùng điều hướng website dễ dàng mà không cần nhất nút quay lại trên trình duyệt và có thể đưa ra được gợi ý cho công cụ tìm kiếm về cấu trúc website. 

Menu Breadcrumb luôn được Google khuyến nghị thực hiện và cũng là 1 yếu tố Seo cực kỳ quan trọng. Nếu bạn chưa áp dụng menu này cho web của mình thì cần đảm thêm đánh dấu chúng với những schema phù hợp nhất nhé.

Đánh dấu Data structured và SEO

Data Structured là dữ liệu có cấu trúc. Đây là những mã mà bạn có thể thêm vào trong website hiển thị khi thu thập công cụ tìm kiếm và giúp họ hiểu được ngữ cảnh, nội dung mà bạn muốn truyền tài. Đây là cách mô tả dữ liệu của bạn cho các công cụ tìm kiếm bằng ngôn ngữ dễ hiểu nhất. 

Thông thường bạn cần thêm Data Structured vào website 1 lần và sau đó bạn không cần thực hiện bất kỳ thay đổi nào với nó.

Ví dụ: Trong trường hợp Breadcrumb cần định cấu hình dữ liệu có cấu trúc 1 lần là xong. Tương tự như các bài viết khác thì bạn chỉ cần thêm định nghĩa dữ liệu cấu trúc vào CMS, sau đó CMS sẽ tự áp dụng chúng với những bài viết mới.

Sử dụng dữ liệu có cấu trúc giúp bạn tăng cường trình bày danh sách của mình trong SERPS thông qua các entity Knowledge Graph, đoạn trích nổi bật và làm tăng CTR cho bạn.

Có rất nhiều cách để bạn có thể dùng Data Structured như: bài viết, sự kiện, đăng việc làm, các công thức nấu ăn, kinh doanh địa phương,…

Kiểm tra URL Canonical

Mỗi website cần có 1 URL chuẩn. Chúng được xác định bằng phương pháp thêm thẻ <link rel =”canonical” href = “yourpageurl”>, trong <head> của bài đăng và website.

Kiểm tra URL Canonical
Kiểm tra URL Canonical

Canonical URL là cách đơn giản nhất để Google biết được phiên bản nào của trang là chính thức để lập chỉ mục trang web. Khái niệm này tương tự như việc bạn lựa chọn tên miền ưa thích ở trang có thể truy cập thông qua những URL khác nhau.

Bạn có thể dùng rel=“canonical” với các trang có nội dung tương tự nhằm mục đích phân trang, tránh trùng lặp nội dung khi bạn thêm nội dung từ web của mình sang web khác.

Theo nguyên tắc thì bạn nên dùng 1 URL chuẩn cho tất cả các trang trên website của mình. Cách để kiểm tra web của bạn có cung cấp URL Canonical không rất đơn giản. Bạn chỉ cần truy cập vào bất kỳ trang nào sau đó nhấp chuột phải trên trang chọn “View page source”. Tìm kiếm rel=canonical sau đó kiểm tra.

Nếu không thấy tài liệu nào về Canonical thì bạn cần thêm ngay yếu tố này vào code HTML của website. Bạn chỉ cần đặt URL Canonical 1 lần trên website là được.

Tối ưu hóa trang 404

Trang 404 hiển thị khi người dùng sử dụng URL nhưng không truy cập được vào website của bạn có thể do trang bị xóa, thay đổi hoặc nhập sai URL.

Trang 404 được tối ưu hóa cần có:

  • Cùng cấu trúc, menu điều hướng với website
  • Nói với người dùng truy cập bằng ngôn ngữ thân thiện rằng trang họ đang tìm kiếm hiện không khả dụng.
  • Cung cấp những lựa chọn thay thế
  • Dễ dàng quay lại những trang trước như trang chủ hoặc những trang con quan trọng khác.

Để kiểm tra trang 404 của bạn thì chỉ cần mở cửa sổ trình duyệt mới rồi nhập URL website không tồn tại. Bạn sẽ thấy chúng hiển thị trang 404. Tuy nhiên bạn không cần dành thời gian tối ưu quá nhiều cho trang này mà chỉ cần đảm bảo khi người dùng không tìm thấy trang sẽ hiển thị trang 404 tùy chỉnh.

Tối ưu hóa Sơ đồ trang web

Tối ưu hóa sitemap XML chính là 1 trong những yếu tố cực kỳ quan trọng khi thực hiện SEO website. Sơ đồ này chính là tệp XML liệt kê toàn bộ các trang, bài đăng đã có sẵn trên website của bạn. Ngoài tiêu đề thì chúng cũng sẽ hiển thị ngày xuất bản bài viết, ngày cập nhật chỉnh sửa cuối cùng.

Những công cụ tìm kiếm sẽ sử dụng sitemap XML làm hướng dẫn khi truy cập và thu thập dữ liệu trong website của bạn.

Tối ưu hóa Sơ đồ trang web
Tối ưu hóa Sơ đồ trang web

Để tối ưu hóa sơ đồ website XML thì bạn chỉ cần thực hiện 1 số thủ thuật đơn giản. Bạn chỉ cần đảm bảo sitemap được cập nhật tự động ngay khi có 1 trang mới được xuất bản hoặc quản trị viên tiến hành cập nhật chúng.

Bạn có thể dùng bảng điều khiển tìm kiếm của Google để gửi sitemap của bạn cho Google và Bing để kiểm tra lại trạng thái hiện tại.

Thêm SSL cho website sử dụng HTTPs

Bảo mật là xu hướng mới nhất trên internet hiện nay. HTTPS chính là tín hiệu xếp hạng và là cách bổ sung thiết lập tạo niềm tin với người dùng cực kỳ hiệu quả.

Khi bạn cài đặt SSL trên máy chủ thì bạn sẽ thấy bất kỳ thông tin nào chuyển đi giữa website của bạn và máy chủ (tên người dùng, dữ liệu cá nhân, mật khẩu,..) đều sẽ được mã hóa.

Nếu như trước đấy SSL quan trọng với những website thương mại điện tử thì ngày nay bất cứ website nào cũng đều phải cài đặt SSL để bảo mật tốt hơn.

Nếu website của bạn chưa cài đặt SSL thì cần liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ sau đó yêu cầu họ kích hoạt SSL cho tài khoản của bạn. Sau đó bạn chỉ cần di chuyển và kích hoạt SSL trên website của mình là xong. Cách thêm SSL tương tự như cách bạn chuyển tên miền nên cần tuân thủ theo đúng quy trình để web không bị mất thứ hạng nhé.

Tốc độ tải trang 

Để website có thứ hạng tốt thì bạn cần phải cải thiện tốc độ tải trang web. Google thường xuyên nói đến tầm quan trọng của tốc độ tải trang và những người làm SEO cũng xác nhận rằng những website tải nhanh sẽ hoạt động hiệu quả hơn những web tải chậm.

Báo cáo tốc độ tải trang và thoát trang
Báo cáo tốc độ tải trang và thoát trang

Để cải thiện tốc độ tải trang thì đòi hỏi rất nhiều yêu cầu về kỹ thuật, trang web phải thay đổi cả cơ sở hạ tầng thì mới mang lại được kết quả tốt nhất. Bạn có thể kiểm tra tốc độ tải trang bằng công cụ Pingdom, Google pagespeed insights và Google mobile speed.

Để website tải nhanh hơn, bạn cần:

  • Nâng cấp máy chủ và sử dụng hệ điều hành 64bot
  • Giảm thiểu sử dụng plugin
  • Tối ưu hóa kích thước hình ảnh, nén ảnh mà không làm giảm chất lượng bằng các công cụ miễn phí.
  • Tối ưu hóa, thu nhỏ tệp JS và CSS
  • Sử dụng bộ nhớ cache
  • Làm gọn lại mã code HTML
  • Nén file tài nguyên của các ứng dụng web như: html, image, Js, css,…
  • Tránh thêm nhiều lệnh vào <head> trên website.
  • Sử dụng tải javascript không đồng bộ

Độ thân thiện với thiết bị di động

Một website bắt buộc phải có độ thân thiện với các thiết bị di động bởi phần lớn người dùng hiện nay sẽ truy cập vào web của bạn thông qua thiết bị di động. Vì thế nếu web của bạn không đạt được yếu tố này thì thứ hạng sẽ bị ảnh hưởng.

Tính thân thiện của website không chỉ đòi hỏi phải có kỹ thuật SEO mà còn phải có nhiều kiến thức kỹ thuật và thiết lập chúng trên web.

Độ thân thiện của website với thiết bị di động
Độ thân thiện của website với thiết bị di động

Ban đầu bạn cần kiểm tra độ thân thiện của web với các thiết bị di động bằng công cụ Mobile-friendly test. Nếu website của bạn không qua được bài test của Google thì bạn cần khắc phục yếu tố này ngay lập tức bằng những cách sau:

  • Website di động nên có cùng nội dung với website hiển thị trên máy tính
  • Tốc độ tải trang trên di động phải trong vòng 6 giây.
  • Tránh dùng cửa sổ bật lên trên di động
  • Web AMP không thể thay thế cho nhu cầu có 1 web di động nhanh.

Sử dụng AMP cho website

AMP chính là trang web di động tăng tốc giúp website của bạn tăng tốc độ tải trang khi hiển thị trên các thiết bị di động. Nói đơn giản hơn thì chúng cung cấp 1 phiên bản web mới bằng AMP HTML – phiên bản rút gọn của HTML.

Khi tạo trang AMP cho Web thì những trang này có tác dụng lưu trữ, phục vụ nhu cầu của người dùng thông qua bộ đệm Google giúp tải trang nhanh hơn so với những trang thân thiện với các thiết bị di động.

Tuy nhiên trang AMP chỉ truy cập được thông qua kết quả Google Mobile hoặc Twitter. Vì thế nếu áp dụng AMP cho website bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng nhé.

Sử dụng web AMP mang lại nhiều lợi ích cho trang web của bạn
Sử dụng web AMP mang lại nhiều lợi ích cho trang web của bạn

Phân trang (Pagination)

Tính năng này được sử dụng khi bạn muốn chia trang dài thành nhiều trang ngắn hoặc áp dụng phân trang trong danh mục trên website của mình.

Bạn có thể dùng liên kết rel=next và rel=prev để tránh được trùng lặp nội dung, dễ dàng hợp nhất các liên kết, xếp hạng trang vào trang chính của mình và nói với các công cụ tìm kiếm rằng đây là trang tiếp theo của trang chính.

Khi Google đọc được liên kết rel=next và rel=prev trong mã thì sẽ hiểu được rằng đó là trang chính và sử dụng liên kết này để lập chỉ mục.

Công cụ quản trị trang web

Công cụ quản trị web hỗ tợ người làm SEO thực hiện những kỹ thuật quan trọng nhất. Các công cụ quản trị này được công cụ tìm kiếm cung cấp và sử dụng để tối ưu hóa web cho SEO kỹ thuật.

Bộ công cụ quản trị website đầy đủ và nên dùng nhất là Google Search Console được cung cấp hoàn toàn miễn phí. Với bảng điều khiển tìm kiếm bạn có thể dễ dàng kiểm tra lại tệp robot.txt, gửi sitemap cho Google, sửa những lỗi về thu thập dữ liệu,…

Bạn nên thực hiện đăng ký website của mình với những công cụ quản trị web của Google hoặc Bing để định cấu hình cài đặt cơ bản nhất.

Technical SEO chính là quá trình kiểm tra lại những cài đặt của website và thực hiện tối ưu hóa nếu cần thiết để công cụ tìm kiếm dễ dàng thu thập dữ liệu và index web của bạn nhanh chóng, không gặp phải trục trặc nào. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm được những kỹ thuật Technical SEO đầy đủ, chuẩn và hiệu quả nhất. Trân trọng!

Write a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *