Quản trị website là gì? 6 Công việc cần làm để hiệu quả tốt nhất
Ngày này, hoạt động quản trị website được các doanh nghiệp rất chú trọng bởi đây là một kênh marketing online bán hàng hiệu quả. Bên cạnh đó, website còn là “bộ mặt” của doanh nghiệp nên việc đầu tư xây dựng hình ảnh, cải thiện tốc độ tải trang,…sẽ xây dựng uy tín của họ trong mắt khách hàng.
Quản trị website là gì?
Quản trị website là tổng hợp các hoạt động quản lý, phát triển, tối ưu, bảo dưỡng hệ thống website. Từ đó giúp chúng vận hành trơn tru và nâng cao hiệu quả bán hàng/marketing. Công việc này đòi hỏi nhân viên quản lý website phải có hiểu biết về lập trình và có khả năng xây dựng content thu hút, hấp dẫn.
Các công việc quản trị trang web bao gồm:
- Duy trì Server
- Sửa lỗi Code
- Thiết kế giao diện dễ nhìn, đẹp mắt.
- Cải thiện tốc độ tải trang
- Đăng ký tên miền
- Bảo dưỡng, bảo trì.
- Cài đặt plugin
- Thu hút Traffic.
- Quản lý và xây dựng nội dung.
- Tối ưu SEO.
- Nâng cao bảo mật để tránh sự xâm nhập của virus, hacker.
Để hoàn thành những công việc trên, người quản lý website phải có sự hợp tác với đội ngũ thiết kế, lập trình, content và tổng hợp lại tạo nên một website đạt chuẩn về hình thức, nội dung.
- Xem thêm: Một vài kỹ thuật Seo Onpage chuyên nghiệp
Quản trị website đóng vai trò như thế nào?
Có thể nói, hoạt động quản lý website được các doanh nghiệp chú trọng đầu tư nhất hiện nay. Một số lợi ích của quản lý website như sau:
- Đại diện cho bộ mặt công ty thu hút khách hàng tiềm năng.
- Định vị thương hiệu của doanh nghiệp.
- Thúc đẩy traffic website và mở rộng thị trường mục tiêu.
- Website có nội dung hấp dẫn, giao diện đẹp mắt sẽ thúc đẩy khách hàng chia sẻ chúng trên mạng xã hội. Từ đây, bạn bè và người thân sẽ truy cập vào website giúp lượng leaf có tiềm năng tăng dần → Chuyển đổi thành khách hàng thực sự.
- Tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với việc bán hàng truyền thống.
- Tiếp cận dễ dàng với khách hàng tiềm năng.
Những công việc của quản lý website
Dưới đây là chi tiết những công việc cần thực hiện khi tiến hành quản trị trang web:
Quản trị và xây dựng hình ảnh website
Đây là công việc khá quan trọng giúp thu hút khách hàng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Bạn cần phối kết hợp với team thiết kế để xây dựng giao diện website sao cho thật thu hút và đẹp mắt. Ngoài ra, việc cập nhật thường xuyên xu hướng thiết kế cũng là công việc cần thực hiện hàng ngày nhằm đảm bảo thị hiếu người nhìn. Đồng thời, thể hiện được hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp theo từng giai đoạn phát triển.
Lên kế hoạch tối ưu website
Người quản lý website cần biết cách xây dựng kế hoạch tối ưu website, cập nhật những từ khóa đang là xu hướng và thực hiện SEO onpage để website thân thiện với công cụ tìm kiếm Google.
Xây dựng Content phù hợp, hấp dẫn
Google luôn ưu tiên những nội dung phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của người dùng nên bạn cần cập nhật xu hướng Content trong thời gian gần đây. Từ đó lên kế hoạch và triển khai sao cho phù hợp.
Ngoài ra, hệ thống các bài viết cần có sự nhất quán khi thể hiện mục tiêu, sứ mệnh và giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng tới. Từ đó, bạn có thể giới thiệu sản phẩm tới khách hàng dễ dàng hơn.
Quản lý hosting
Quản lý hosting sẽ giúp cho website hoạt động ổn định, trơn tru. Tuy nhiên, hãy nhớ sao lưu dữ liệu để đề phòng các trường hợp sự cố có thể xảy ra.
Kết hợp SEO và Google Adwords
Khi website còn mới, sản phẩm chưa được khách hàng biết đến hãy tối ưu website của mình để đạt được thứ hạng tìm kiếm trên Google. Bạn có thể làm được điều này thông qua hoạt động SEO. Tuy nhiên, để thúc đẩy kết quả nhanh chóng, hãy thực hiện chiến dịch quảng cáo website thông qua Google Adwords.
Nếu ngân sách không nhiều, bạn có thể thực hiện quảng bá website qua các kênh như Email Marketing, mạng xã hội, các diễn đàn rao vặt, …
Kiểm tra hoạt động của website
Bạn cần thường xuyên đánh giá hoạt động của website nhờ các công cụ như Google Analytics, Webmaster Tools, Alexa,…Việc làm này sẽ giúp bạn theo dõi hoạt động, khắc phục kịp thời các lỗi xảy ra như code, dữ liệu, môi trường internet,…
Tìm hiểu thêm: Pbn là gì? Cách xây dựng hệ thống Pbn chất lượng
List công việc quản lý website cho người mới
Nếu bạn là người mới học quản lý website, bí quyết dành cho bạn đó là xây dựng hệ thống công việc theo ngày, tháng, quý, năm. Các công việc cụ thể được liệt kê theo bảng dưới đây:
Công việc theo ngày |
Sao lưu dữ liệu website: Giúp bạn khôi phục nhanh chóng website khi có sự cố. Quản lý downtime bằng các công cụ checking trực tuyến để nhận thông báo. Nếu tình trạng downtime diễn ra thường xuyên, hãy nâng cấp hosting. Báo cáo bảo mật hàng ngày để tránh các nguy cơ lây nhiễm. |
Công việc theo tuần |
Cập nhật plugin, theme, WordPress Kiểm tra lỗi layout hay format có thể xảy ra trên nhiều trình duyệt. Xem thử website trên phiên bản mobile để đảm bảo tính responsive |
Công việc theo tháng/quý |
Sử dụng Google Analytics để phân tích website theo các tiêu chí như traffic, time on site, số phiên Kiểm tra tốc độ tải trang Điền thử form để đảm bảo không bị lỗi khi người dùng thao tác. Bỏ theme hoặc các plugin không dùng tới Kiểm tra lại backup Tối ưu cơ sở dữ liệu |
Công việc theo năm |
Cập nhật copyright menu footer để tăng uy tín cho khách hàng Đánh giá hiệu suất của plugin và theme có đáp ứng tiêu chuẩn WordPress và cập nhật code hay không. |
6 kỹ năng cần có của người quản trị website
Người quản lý trang web cần sở hữu các kỹ năng sau:
- Có kiến thức về cấu trúc Website.
- Thành thạo các công cụ nghiên cứu website như: Webmaster Tool, Google Analytics,…
- Biết về các ngôn ngữ lập trình.
- Biết xây dựng và quản lý nội dung website.
- Kỹ năng xử lý hình ảnh cơ bản.
- Có kiến thức sâu về SEO, Marketing online để tối ưu website thân thiện với người dùng hơn.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn tối ưu Website với Internal Link
4 nhiệm vụ của người quản lý website
Người quản lý website cần phải hoàn thành các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện bảo trì website định kỳ.
- Đảm bảo website vận hành trơn tru, tốc độ tải trang cao.
- Quản trị nội dung website chất lượng.
- Báo cáo và theo dõi hoạt động của website thường xuyên.
Trên đây là những thông tin chi tiết về quản trị website và những kỹ năng cần có của người quản lý. Hãy chia sẻ ngay bài viết trên nếu thấy chúng hữu ích nhé.
Write a Comment