Marketing Inbound là gì? Lợi ích mang lại của inbound marketing
Marketing Inbound là một thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực Digital Marketing. Đây được coi là phương pháp ưu tiên giúp bạn có thể cải thiện hiệu quả kinh doanh, hỗ trợ thu thập dữ liệu và rút ngắn thời gian chốt đơn được nhanh hơn. Vậy Marketing Inbound là gì? Quy trình hoạt động ra sao? Tất cả sẽ được dichvuseoaz.vn hét lộ chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.
Sơ lược về Marketing Inbound là gì?
Marketing Inbound là phương pháp thu hút cả giới về phía thương hiệu một cách tự nhiên thông qua các cách như:
- Qua nội dung hữu ích mang đến tính cá nhân cao, từ đó giúp đối tượng mục tiêu có thể tháo gỡ được những khó khăn đang cần tìm giải pháp và đồng thời sau đó sẽ định hướng họ một cách khéo léo đến những quyết định có lợi cho thương hiệu.
- Mối quan hệ được bền chặt với khách hàng dựa trên sự tin tưởng, nó khiến mỗi khi gặp vấn đề trong lĩnh vực liên quan thì họ lại coi thương hiệu như một chuyên gia để tham vấn.
- Có những trải nghiệm tối ưu trong suốt hành trình, để dù giá trị thương hiệu cung cấp có kém hơn đối thủ thì đối tượng mục tiêu vẫn sẽ dành sự ưu ái cho bạn vì chất lượng dịch vụ vượt trội.
Các kênh có thể được sử dụng bao gồm có website, email marketing, SEO,… điểm tối ưu của Inbound Marketing chính là tiếp cận, thu hút khách hàng 1 cách tự nhiên và khiến cho họ có thể thoải mái với nội dung được tạo ra. Tránh được sự phiền phức thông qua các công cụ marketing online như một chiến lược truyền thông.
>>> Xem thêm: 10 loại các mô hình Marketing Agency phổ biến
Lợi ích mang lại của Inbound Marketing
Dưới đây là một số lợi ích của Inbound Marketing mang lại cho doanh nghiệp đó là:
Chi phí thấp, hiệu quả mang lại cao
Dưới đây là số liệu thống kê về mức chi phí và hiệu quả mang lại.
- Inbound Marketing giúp cho các doanh nghiệp giảm mức chi phí lên đến 60% so với việc bạn tiếp thị truyền thông.
- Theo HubSpot cho biết, bất kể là doanh nghiệp B2B hay D2D thì chiến lược Inbound cũng sẽ giúp cho ROI cao hơn gấp 3 lần so với Outbound.
- Chi phí trung bình cho một Lead của Inbound khoảng chừng $134, thấp hơn rất nhiều so với chi phí để nhận một Lead của Outbound (khoảng $332).
- Inbound có thể tiết kiệm khoảng 12% chi phí cho mỗi lead và tầm khoảng 5% chi phí cho mỗi khách hàng.
Chiến lược bền vững
Mục tiêu chính của Inbound Marketing chính là tạo dựng và nuôi dưỡng mối quan hệ bền chặt giữa các doanh nghiệp với khách hàng. Khách hàng đến từ Inbound sẽ không phải chỉ mất thời gian mà đó thật sự là những người có sự tin tưởng rất lớn vào doanh nghiệp của bạn.
Tạo dựng lòng tin – Xây dựng nhận thức thương hiệu
Doanh thu và chi phí sẽ không phải là mục tiêu duy nhất và lâu dài mà các nhà marketer muốn hướng đến. Thương hiệu mới chính là yếu tố quyết định đến sự “tồn tại” của một công ty.
Inbound Marketing là một phương pháp hoàn hảo giúp bạn có thể xây dựng thương hiệu uy tín, nâng cao tính nhận diện cho doanh nghiệp. Thông qua video, hình ảnh,… có đính kèm logo thương hiệu, mọi người sẽ dễ dàng nhận diện các doanh nghiệp của bạn. Những nội dung hữu ích mà bạn cung cấp sẽ khiến cho độc giả thêm tin tưởng, từ đó có một tác động tích cực đến việc kinh doanh về sau.
Cung cấp thông tin chi tiết đến với khách hàng
Với Inbound Marketing thông tin có thể được cập nhật chi tiết, đầy đủ, nhanh chóng thông qua các trang mạng xã hội mà sẽ không tốn kém quá nhiều ngân sách và từ đó, sự hứng thú của khách hàng đối với sản phẩm cũng sẽ tăng lên đáng kể và từ đó giúp bạn chuyển đổi lead thành customer đơn giản và dễ dàng nhất.
Đánh đúng đối tượng khách hàng
Đối với Outbound những người đọc được nội dung quảng cáo sản phẩm của bạn sẽ rất nhiều nhưng các khách hàng thật sự có nhu cầu mua hàng sẽ rất ít. Con đường “dẫn dụ” người tiêu dùng từ khi tiếp cận với nội dung quảng cáo cho đến khi quyết định mua hàng sẽ rất là dài.
Trong khi đó, Inbound Marketing là một lối tắt đưa doanh nghiệp và khách hàng tiềm năng đến gần với bạn hơn. Đối tượng mà Inbound hướng đến là những người dùng có nhu cầu đang tìm giải pháp để tháo gỡ vấn đề của họ. Do đó, khả năng chốt sale khi thực hiện Inbound cũng sẽ cao hơn so với Outbound.
>>> Tìm hiểu thêm: Thuật ngữ Web Navigation là gì?
Quy trình thành công của Inbound Marketing
Hiện nay, có rất nhiều người vẫn đang tự đặt cho mình câu hỏi về quy trình thành công của Inbound Marketing là gì? Và khi nhắc đến quy trình trong Inbound Marketing không thể không nhắc đến 4 yếu tố: Thu hút – Chuyển đổi – Chốt khách – Hài Lòng.
- Thu hút Inbound Marketing: Thu hút khách hàng là bước đầu tiên của phương pháp Inbound. Ở bước này, khách hàng tiềm năng được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết vào đúng thời điểm thông qua các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.
- Chuyển đổi: Một khi khách hàng ghé thăm đã thực sự bị cuốn hút bởi website, mục tiêu là biến họ thành Leads thông qua việc thu thập thông tin liên hệ. Người dùng sẽ cung cấp thông tin này để nhận được các tin tức, nội dung hữu ích mà họ đang tìm kiếm.
- Chốt: Tại nước này những Leads được chuyển thành khách hàng thực sự, sau khi đã sở hữu được 1 tệp khách hàng chất lượng bạn sẽ cần phân tích hành vi của họ để tìm ra đúng thời điểm thúc đẩy quá trình mua hàng.
- Hài lòng: Inbound duy trì một vòng tròn cung cấp nội dung giá trị cho khách hàng tiềm năng, nghĩa là một Leads đã trở thành khách hàng thì họ sẽ tiếp tục gắn bó với thương hiệu thông qua các tin tức được cập nhật mới nhất trên mạng xã hội.
Có thể nói, phương pháp Inbound giúp người làm quảng cáo tham gia vào mọi giai đoạn từ khi khách hàng xuất hiện nhu cầu tìm kiếm sản phẩm hoàn hảo cho tới thu hút đúng đối tượng tới website và chuyển đổi họ thành các đơn hàng, thu về lợi nhuận và làm khách hàng hài lòng hơn.
Chiến lược quảng cáo trong từng giai đoạn của Inbound Marketing
Nếu như bạn muốn thực hiện một chiến lược Inbound Marketing xuyên suốt từ giai đoạn thu hút đến khi họ thwujc hiện chuyển đổi thì đây không phải là điều dễ dàng. Ở từng giai đoạn, bạn cần sử dụng công cụ nào, phối hợp ra sao để mang lại hiệu quả tối ưu nhất.
Giai đoạn Attract – Thu hút
Giai đoạn thu hút ở đây không phải là tiếp cận càng nhiều người thì càng tốt mà với Inbound Marketing chỉ cần thu hút đúng đối tượng khách hàng, đúng nhóm người có nhu cầu và có khả năng trở thành khách hàng tiềm năng là bạn đã thành công.
Nếu bạn muốn thu hút được đúng đối tượng khách hàng thì bạn cần “chạm đến điểm đau” của họ, sau đó hãy “xoa dịu và chữa lành vết thương”. Để làm được điều này bạn cần cần phải xây dựng một chiến lược nội dung và quảng bá đúng đắn thông qua các hoạt động sau:
- Nội dung content: Trong mọi chiến dịch quảng cáo thì nội dung luôn là yếu tố cốt lõi và trong Inbound nó cũng không ngoại lệ. Nội dung có thể chia sẻ thành nhiều loại (mô tả sản phẩm, chăm sóc khách hàng,…) nhưng dù ở hình thức nào thì trong Inbound Marketing bạn cũng phải đảm bảo nội dung được nhu cầu của người dùng, giải đáp được mọi truy vấn của họ. Do vậy, nếu bạn muốn làm Inbound tốt thì ngoài những nội dung cơ bản về sản phẩm, dịch vụ, website của bạn nên có mục blog để mọi thông tin liên quan đến lĩnh vực của mình. Sau đó bạn sử dụng những nội dung này để thu hút truy cập từ những khách hàng quan tâm.
- SEO: Khi website đã có nội dung bạn cần phải tiến hành tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, để khách hàng có thể tìm thấy thông tin của bạn tiếp cận và thu hút đúng khách hàng có nhu cầu. Ngoài ra, SEO còn giúp cho bạn hạn chế được việc lãng phí tiền, bạc đối với những khách hàng sống ảo mang lại hiệu quả bền vững và lâu dài.
- Quảng cáo Google Search: HubSpot cho rằng các chiến dịch quảng cáo tìm kiếm trả tiền là một phương pháp thuộc Outbound, vì nó làm lãng phí chi phí. Tuy nhiên, vào năm 2015 họ đã thay đổi quan điểm và bắt đầu kết hợp quảng cáo Google Search với các chiến lược tiếp thị như: nội dung content, SEO,… để tạo ra khách hàng tiềm năng với mức chi phí tối ưu nhất.
- Social Media: Đây là cách thức hoạt động bạn không thể bỏ qua kênh marketing tiềm năng này khi làm Inbound Marketing. Các phương tiện truyền thông không chỉ giúp tăng lượng truy cập đến website mà nó còn là kênh để khách hàng theo dõi các thông tin của doanh nghiệp và tăng độ nhận diện của thương hiệu. Hơn nữa, bạn cũng thể sử dụng nội dung tại website để đăng tải trên các kênh mạng xã hội để tạo ra backlink chất lượng, hỗ trợ các SEOer thực hiện SEO một cách hiệu quả.
Giai đoạn Engage – Tiếp cận
Khi bạn đã thu hút được khách hàng truy cập vào website của mình thì bước tiếp theo bạn sẽ chuyển sang giai đoạn thứ 2 là tiếp cận khách hàng, kết nối và tương tác với nhóm khách hàng tiềm năng để nuôi dưỡng, tạo ra chuyển đổi. Nhiệm vụ chính của bạn lúc này là làm sao để họ để lại thông tin hoặc tiếp tục tham gia vào quá trình tiếp thị bán hàng của doanh nghiệp.
Tại đây bạn có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để thu thập dữ liệu từ nhiều nhóm khách hàng như:
- Sử dụng Landing Page bán hàng: Với cách này sẽ giúp bạn tiếp cận được những khách hàng quan tâm hay muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm trước khi quyết định có tiếp tục hành trình mua hàng hay không. Thông qua nội dung thu hút khách truy cập bạn sẽ dẫn dắt khéo léo để khách hàng trở về Landing Page bán hàng.
- Sử dụng biểu mẫu: Biểu mẫu hay form đăng ký thông tin nhận tư vấn được gắn trên website sẽ vô cùng hiệu quả đối với những khách hàng tiềm năng có nhu cầu mua sản phẩm.
- Sử dụng CTA: Với những lời kêu gọi hành động, bạn có thể ứng dụng đối với nhiều đối tượng khác nhau. chẳng hạn như: Đặt CTA dẫn về Landing page, đặt CTA kêu gọi khách hàng đăng ký thông tin trực tiếp, đặt CTA khuyến khích người dùng nhận tài liệu miễn phí, đặt CTA kêu gọi để lại thông tin trên các kênh Social. Hoàn thành giai đoạn này là bạn đã chuyển đổi được một phần người dùng trên website và các kênh Social khác thành các Led. Và đồng thời, ở giai đoạn này bạn có thể phối hợp các cách trên để tạo ra hiệu quả nhất thay vì thực hiện riêng lẻ.
Giai đoạn Delight – Làm hài lòng
Từ những Lead đã để lại thông tin trong giai đoạn thứ 2 là bạn sẽ biết được cách phân loại khách hàng của mình đang ở trong giai đoạn nào của quá trình mua hàng để thực hiện hoạt động Inbound Marketing. Hơn nữa, bằng các cách kiểm tra tệp khách hàng của mình đã thực hiện chuyển đổi mua hàng bạn sẽ có một chiến lược chốt sale hiệu quả nhất.
Đối với chiến lược chốt sale
Với những khách hàng đã để lại thông tin liên hệ tại form đăng ký tư vấn hoặc các kênh social, bạn có thể bắt đầu triển khai chiến lược chốt sale ngay tại giai đoạn này.
- Liên hệ tư vấn trực tiếp: Tất cả thông tin có được bạn sẽ chuyển về bộ phận sale để họ liên hệ tư vấn trực tiếp về sản phẩm. Tuy nhiên không phải 100% Lead trong nhóm đều chuyển thành khách hàng, vậy nên bạn cần có một hệ thống CRM để giúp nhân viên của mình có thể dễ dàng theo dõi và quản lý được từng giai đoạn cần triển khai.
- Cung cấp một chương trình khuyến mãi cực hấp dẫn: Với chiến thuật này bạn có thể tung ra các chương trình khuyến mãi cực hấp dẫn, đúng thời điểm từ đó giúp cho các doanh nghiệp tăng được cơ hội chốt được hiệu quả, thúc đẩy các Lead ở gần cuối kênh bán hàng thực hiện chuyển đổi.
Chiến lược nuôi dưỡng khách hàng
Nhóm khách hàng cần nuôi dưỡng về lâu dài sẽ bao gồm khách hàng để lại thông tin ngoài mục đích mua hàng, khách hàng chưa chuyển đổi ở giai đoạn chốt sale. Ngoài ra, chiến lược nuôi dưỡng khách hàng còn được thực hiện qua các kênh như:
- Tự động hóa marketing: Thay vì bạn phải làm việc thủ công với từng Lead đăng ký tài liệu miễn phí thì bạn có thể sử dụng phần mềm tự động hóa email để khi có khách hàng đăng ký sẽ tự động gửi tài liệu đến họ.
- Email marketing: Cần lên kế hoạch gửi email marketing đến những khách hàng chưa từng chuyển đổi ở giai đoạn cuối chốt sale và những khách hàng đăng ký email nhận thông tin nhằm mục đích nuôi dưỡng và xây dựng lòng tin một cách từ từ. Bên cạnh việc đảm bảo nội dung bên trong email chất lượng, phù hợp bạn cũng nên tạo tiêu đề, mô tả của email thật hấp dẫn để thu hút lượt click.
Chiến lược chăm sóc khách hàng
Trong Inbound Marketing thì chiến lược chăm sóc khách hàng là việc làm cực kỳ cần thiết và bắt buộc phải có. Bởi sau khi các Lead chuyển đổi thành khách hàng họ vẫn chưa dừng lại ở việc chỉ sử dụng sản phẩm của bạn mà còn đưa ra phản hồi và cảm nhận. Và điều đó sẽ tác động trực tiếp đến quyết định mua hàng của những người ở phía sau. Chính vì vậy, chiến lược chăm sóc khách hàng chính là việc làm cần thiết nhằm nâng cao sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp.
Một số lưu ý khi áp dụng chiến lược Inbound Marketing hiệu quả
Hiện nay chiến lược Inbound Marketing là chiến lược không còn quá xa lạ với người làm marketing trên toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên việc áp dụng chiến lược này sao cho hiệu quả không phải ai cũng biết. Do vậy, dưới đây dichvuseoaz.vn sẽ hé lộ đến bạn 5 lưu ý khi áp dụng chiến lược Inbound Marketing mang lại hiệu quả cao nhất.
Không nên chỉ dựa vào một kênh
Việc dựa vào một kênh duy nhất để phát triển doanh nghiệp là một việc làm rất rủi ro, dễ gặp nhiều hậu quả bất ngờ. Đặc biệt là chỉ dựa vào Inbound Marketing vì đó là một chơi lâu dài, một thứ rất mạnh mẽ và rất lâu để có thể đạt được.
Gần như ban đầu bạn sẽ luôn cần đến một số lực kéo mạnh, bởi đây sẽ là lý do vì sao các hoạt động Outbound Marketing như chạy quảng casl, gọi chào hàng hay đăng tin quảng cáo vẫn phát huy hết được tác dụng.
Tiếp cận khách hàng từ Inbound và Outbound Marketing
Điểm khác biệt giữa Inbound và Outbound Marketing đó chính là cách thức phương pháp áp dụng để tiếp cận khách hàng. Hơn nữa, có thể thấy bạn sẽ cần cả 2 cách tiếp cận này để tạo ra nguồn khách và duy trì được lâu dài. Nếu như bạn chỉ làm theo cách Outbound, bạn sẽ có nguồn khách tăng đột biến trong một khoảng thời gian ngắn nhưng sẽ rất khó để duy trình. còn nếu bạn chỉ theo cách Inbound Marketing thì có lẽ bạn sẽ phải đợi rất lâu để khách hàng tìm đến và rất lâu nữa để biết nên cải thiện thư viện của mình tốt hơn ra sao.
Cải thiện toàn bộ phễu hành trình của khách hàng
Hiện nay khách hàng không chỉ tiếp vận bạn một lần qua kênh và mua hàng mà họ sẽ cùng bạn trải qua một hành trình với nhiều giai đoạn khác nhau trước khi quyết định xuống tiền. Chúng ta cũng sẽ cần phải xây dựng một hành trình như một chiếc phễu với ba mục đích chính đó là đầu phễu, thân phễu và cả đáy phễu.
Tương ứng với mỗi một khu vực sẽ có những mục tiêu quảng cáo khác nhau, khu vực đầu phễu sẽ cần phải tập trung làm sao để thu hút càng nhiều càng tốt, khu vực thân phễu sẽ cần tạo ra nhiều sự chuyển đổi nhất và khu vực đáy phễu cần tạo ra nhiều doanh thu.
Đo lường thường xuyên
Nếu như bạn nhận được 5000 lượt xem trên website mỗi tháng và 20 người trong số họ trở thành khách hàng mua sản phẩm 450.000 đồng, điều này có nghĩa là doanh thu của bạn sẽ đạt 9.000.000 đồng và tỷ lệ chuyển đổi của bạn sẽ là 0,4%, bạn có thể tăng doanh thu bằng cách tăng lưu lượng truy cập, cải thiện giao diện để có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn hoặc tăng giá thành sản phẩm miễn là nó không làm giảm quá nhiều chuyển đổi của bạn.
Đây được xem là lợi ích của việc đo lường thường xuyên, đặc biệt là khi bạn không có quá nhiều kinh nghiệm trong một thị trường mới và nếu như bạn không đo lường thường xuyên sẽ dễ dàng bị chi tiêu quá mức quy định.
Cần đặt KPI chuẩn xác
Sau khi đo lường thường xuyên bạn sẽ biết được rằng mình cần quan tâm đến những chỉ số gì khi triển khai các hoạt động quảng cáo mong muốn. Sau đây sẽ là bảng cung cấp cho bạn những KPI phổ biến với từng hoạt động chính trong chiến lược Inbound và Outbound Marketing mà một số doanh nghiệp thường triển khai. Tuy nhiên bạn có thể sẽ không phải dùng tất cả các chỉ số này mà hãy chọn ra một số chỉ số thực số thực sự có tác động mạnh lên doanh nghiệp của mình.
>>> Tham khảo thêm: Sự khác biệt giữa crawling và indexing
Marketing Inbound là một phương pháp quảng cáo tiếp cận đúng tâm lý và nhu cầu người dùng, mang lại nhiều ưu điểm phù hợp với xu hướng và cả hành vi của người dùng. Trong từng giai đoạn của Marketing Inbound sẽ tương ứng với những chiến lược là dichvuseoaz.vn đã nêu ở trên. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả bạn không nên bỏ qua Outbound Marketing, thay vào đó hãy phối hợp khéo léo với Inbound Marketing với các hình thức Outbound Marketing khác.
Write a Comment