Sitemap là gì? Vai trò của sitemap đối với website & cách tạo

  • Home / Blog Digital Marketing / Sitemap là gì?…
Định nghĩa sitemap

Sitemap là gì? Vai trò của sitemap đối với website & cách tạo

Sitemap là một phần rất quan trọng trong hoạt động tối ưu website đối với các SEOer. Chúng được xem là “cầu nối” giúp chỉ dẫn botGoogle đến với các nội dung của website nhanh chóng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ tới bạn khái niệm sitemap, vai trò và cách tạo sitemap cho website chuẩn SEO nhất.

Sitemap là gì?

Định nghĩa

Sitemap là hệ thống bản đồ của website, chúng là một tập tin văn bản có chứa các URL trong website. Trong đó bao gồm hệ thống các đường link dẫn đến trang chính, trang con trang web.

Định nghĩa sitemap
Định nghĩa sitemap

Trong SEO, sitemap được xem là một phần rất quan trọng khi tối ưu giúp chỉ dẫn botGoogle đến với các nội dung trên website nhanh chóng. Từ đó, giúp cho các công cụ tìm kiếm biết được trang nào trên website là quan trọng nhất và đưa ra kết quả tìm kiếm tốt nhất cho trang web của bạn trên SERPs.

  • Xem thêm: Cấu trúc Silo là gì? Có tác động gì đối với website

Phân loại sitemap

Có 2 cách để phân loại sitemap, đó là:

Phân loại theo cấu trúc

Có 2 loại sitemap là XML và HTML, trong đó:

  • XML: Dành cho bot của các công cụ tìm kiếm.
  • HTML: Cho phép người dùng dễ truy cập trên các giao diện website.

Bạn có thể so sánh sự khác nhau giữa XML và HTML qua bảng dưới đây:

 

 

XML

HTML

Đặc điểm

  • Chứa các metadata chung với URL của website.
  • Chứa các thông tin cập nhật mới nhất
  • Cung cấp chuyển hướng dễ dàng
  • Tính thân thiện website tăng cao → Thúc đẩy thứ hạng

Khác nhau

Được dùng search engine

Dành cho người dùng website

Giống nhau

Cho phép website dễ dàng crawl bởi các search engines

Lời khuyên dành cho bạn đó là nên dùng cả 2 loại sitemap trên, một loại cho người sử dụng và một loại cho search engine. Từ đó giúp đảm bảo điểm SEO và tối ưu người dùng. 

Sitemap XML được sử dụng phổ biến hiện nay
Sitemap XML được sử dụng phổ biến hiện nay

Phân loại theo dạng

Khi phân loại theo dạng, sitemap được chia thành 7 loại khác nhau:

  • Sitemap-category.xml: Tập hợp các danh mục trên website.
  • Sitemap-products.xml: Tập hợp các link chi tiết về các sản phẩm trên trang.
  • Sitemap-video.xml: Sitemap dành cho video trên page, trang web.
  • Sitemap-image.xml: Sitemap dành cho các link về hình ảnh.
  • Sitemap-articles.xml: Sitemap dành cho các link của từng bài viết trên web.
  • Sitemap-tags.xml: Sitemap dành cho các thẻ trên website.
  • Sitemap Index: Tập hợp các Sitemap dùng đặt trong file robots.txt.

Vai trò của sitemap đối với website?

Sitemap giúp Google thu thập hầu hết thông tin website của bạn
Sitemap giúp Google thu thập hầu hết thông tin website của bạn

Google đã từng nói:  “If your site’s pages are properly linked, our web crawlers can usually discover most of your site.” (Tạm dịch: Nếu các trang trên website của bạn được liên kết đúng cách, trình thu thập thông tin website của chúng tôi sẽ khám phá được hầu hết website của bạn). Từ đó, chúng ta có thể thấy sitemap là một yếu tố quan trọng giúp website của bạn đạt được thứ hạng cao trong kết quả tìm kiếm và ảnh hưởng tới nỗ lực SEO của bạn.

Tác dụng của sitemap trong SEO

Sitemap giúp thúc đẩy hiệu quả SEO cho website
Sitemap giúp thúc đẩy hiệu quả SEO cho website

Những lợi ích cụ thể mà sitemap mang tới cho website đó là:

  • Nâng cao tính hiệu quả của hoạt động SEO

Như đã nói ở trên, sitemap góp phần thông báo tới Google rằng website của bạn chuẩn SEO. Theo đó, một khi website được tối ưu chuẩn SEO sẽ ghi điểm với Google giúp nâng cao thứ hạng trang web của bạn khi có người tìm kiếm.

Ví dụ: Nếu website có sitemap, bài viết sẽ được index nhanh hơn nhờ chúng đóng vai trò khai báo cho Google về những bài viết này.

  • Hỗ trợ index website nhanh hơn

Không chỉ hỗ trợ các bài viết index nhanh mà sitemap còn rất hữu ích đối với các website mới thành lập. Những website này ít sức mạnh do không có nhiều backlink trỏ về. Theo đó, sitemap sẽ thay bạn thông báo với Google vào index website của bạn, từ đó đem lại lợi thế SEO.

  • Nâng cao chất lượng trải nghiệm người dùng

Sitemap hỗ trợ người dùng có thể truy cập có thể định hình và hiểu cấu trúc website. Từ đó, họ có thể truy cập và tìm kiếm thông tin chính xác nhất. Sitemap càng rõ ràng, chi tiết thì càng thu hút người dùng và nâng cao chất lượng trải nghiệm hơn.

Các cách tạo sitemap cho website đơn giản, dễ thực hiện

Sitemap cho website WordPress

Hiện tại, việc quản trị website bằng WordPress cho phép người dùng thao tác dễ dàng hơn. Trong phần dưới đây, chúng tôi sẽ đề cập tới cách tạo sitemap cho website WordPress bằng plugin Yoast SEO và Google XML.

  • Tạo sitemap với Yoast SEO

Yoast SEO là một plugin khá phổ biến được sử dụng rộng rãi giúp cải thiện SEO của website. Plugin này giúp người quản trị tạo ra độ chính xác của từ khóa, tính dễ đọc và tạo XML cho website,…

Bước 1: Vào quản trị website → Chọn Plugin → Tìm kiếm và cài đặt plugin Yoast SEO.

Chọn Plugin
Chọn Plugin
Cài đặt Yoast SEO
Cài đặt Yoast SEO

Bước 2: Chọn SEO → Chọn Feature và kích hoạt tính năng Advanced setting pages

Chọn Features
Chọn Features

Bước 3: Một mục Sitemap XML sẽ hiện bên dưới menu SEO. Bạn có thể quản lý cài đặt Max Entries cho mỗi Sitemap hoặc loại bỏ Pages/Posts ra khỏi Sitemaps. 

Mục XML Sitemaps hiện dưới menu SEO
Mục XML Sitemaps hiện dưới menu SEO

Bước 4: Đến đây, bạn đã hoàn thành cài đặt sitemap bằng XML Yoast SEO.

Hoàn tất cài đặt
Hoàn tất cài đặt
  • Tạo sitemap bằng Google XML

Một plugin tạo sitemap khác mà chúng tôi muốn gợi ý tới bạn đó là Google XML Sitemaps. Bạn tiến hành cài đặt plugin này bằng bằng cách tìm đến mục Plugin ở thanh menu và tìm chọn Google XML Sitemaps. 

Bước 1: Sau khi active xong, bạn chọn Setting → chọn XML-Sitemap là lưu ý chọn một số mục sau:

Tích chọn các mục trên
Tích chọn các mục trên

Bước 2: Nếu không tạo Sitemap ở Tag, Post hoặc Category thì bạn chọn ở mục này.

Lựa chọn mục như hình
Lựa chọn mục như hình

Bước 3: Cài đặt mặc định mục Priorities và Change Frequencies. Bạn có thể thay đổi tần số tùy thích nếu bài viết ra liên tục.

Tùy chọn cài đặt tần suất
Tùy chọn cài đặt tần suất

Bước 4: Chọn Update Options để lưu lại cài đặt

Chọn Update Options
Chọn Update Options

Tạo SiteMap tại XML-Sitemaps.com

Đây là cách tạo sitemap trực tuyến dành cho những website không sử dụng quản trị của WordPress. 

Bước 1: Truy cập: http://www.xml-sitemaps.com/ 

Bước 2 : Điền các thông số dưới đây:

  • Change frequency: Chọn tần suất sao cho phù hợp với nhu cầu, lời khuyên cho bạn nên chọn Daily.
  • Starting URL: Nhập địa chỉ website của bạn.
  •  Last modification: Chọn Use server’s response
  • Priority: Chọn Automatically calculated priority.

Sau đó, bạn chọn Start và chờ đợi. Khi chạy xong, sẽ có 1 danh sách các file sitemap cho bạn lựa chọn. Tuy nhiên, hãy tập trung vào 4 file: sitemap.xml, sitemap.html, ror.xml, urllist.txt.

Bước 3: Tải file xml và sử dụng notepad để mở chúng, sau đó tiến hành setup thông số  Priority cho các url theo nhu cầu.

Bước 4: Upload file xml lên website bằng với file index của bạn.

Bước 5: Vào công cụ Webmaster Tools để cập nhật Sitemap.

Cách xem sitemap sau khi tạo

Sau khi tạo xong sitemap, bạn có thể xem sitemap trên website bằng cách gõ site.com/Sitemap.xml. Tuy nhiên, đôi khi chúng phụ thuộc vào CMS và chương trình bạn sử dụng để tạo Sitemap. Theo đó, sitemap sẽ hiển thị tất cả các URL của các trang trên website của bạn.

  • Tham khảo thêm: Vai trò quan trọng của Backlink trong SEO
URL hiện ra khi tạo xong sitemap
URL hiện ra khi tạo xong sitemap

Hướng dẫn cách submit sitemap lên Google Search Console

Sau khi thiết lập xong Sitemap, bạn cần khai báo đến Google thông qua công cụ Google Search Console bằng cách chọn Crawl → Sitemaps → Add Test Sitemap. Lưu ý, bạn hãy kiểm tra Sitemap của mình và xem kết quả trước khi chọn Submit Sitemap. Chúng có thể sẽ ảnh hưởng đến việc Google lập chỉ mục những trang đích.

Submit sitemap trên Google Search Console
Submit sitemap trên Google Search Console

Việc gửi sitemap lên Google sẽ cho Google biết đâu là trang chất lượng cao và cần được lập chỉ mục. Đồng thời giúp Google hiểu cách trình bày website của bạn và phát hiện các lỗi cần sửa.

Tóm lại, sitemap là một yếu tố giúp thúc đẩy hiệu quả SEO và giúp bots tìm đến những bài viết của bạn nhanh chóng và dễ dàng hơn. Từ đó thúc đẩy thứ hạng và khả năng hiển thị của website lên SERPs. Hy vọng rằng, qua bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về sitemap và cách tạo chúng cho website.

Write a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *