Các loại mô hình kinh doanh phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp khi mới bắt đầu tiến hành kinh doanh đều có xu hướng tìm đến một mô hình phù hợp để thúc đẩy các hoạt động bán hàng, quảng cáo phát triển theo đúng hướng và tăng doanh thu cho doanh nghiệp của mình. vậy mô hình kinh doanh là gì? Dưới đây là top 17 mô hình kinh doanh mới đang đạt được hiệu quả tốt nhất hiện nay? Trong nội dung sau dichvuseoaz.vn sẽ hé lộ chi tiết đến bạn.
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh được hiểu đơn giản là một bản phác thảo về cách mà một doanh nghiệp lên kế hoạch để thu về lợi nhuận từ những sản phẩm/ dịch vụ mà hiện tại họ đang kinh doanh trên thị trường. Nó được xem là một trong những điều vô cùng quan trọng mang lại những giá trị dài hạn và thành công cho doanh nghiệp đó.
Để triển khai mô hình quản lý kinh doanh đạt hiệu quả tốt nhất, đầu tiên sẽ cần tạo ra giá trị cho các bên có liên quan. Nhờ vào mô hình chuẩn xác đó, bạn sẽ biết được các yếu tố nào khiến cho người dùng quay lại sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của bạn. Và đối với các doanh nghiệp thì làm thế nào để họ có thể nhận biết được giá trị hữu ích từ giải pháp của bạn, nhất là cách thức các nhà cung cấp phát triển trong mô hình quản lý kinh doanh.
Các loại mô hình kinh doanh cơ bản nổi bật nhất hiện nay
Nếu bạn gặp vấn đề trong việc lên ý tưởng mô hình quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp của mình thì bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn một trong các loại mô hình cơ bản nổi bật nhất hiện nay được chúng tôi cập nhật chi tiết dưới đây:
Mô hình quảng cáo
Đây là hình thức đã có từ rất lâu và ngày càng trở nên tinh vi hơn khi chuyển từ việc in ấn sang hình thức trực tuyến online tiện lợi. Các nguyên tắc cơ bản của mô hình thường xoay quanh việc tạo nội dung mà người dùng muốn đọc hoặc xem, sau đó sẽ hiển thị quảng cáo đến đối tượng của bạn.
Trong mô hình quảng cáo, bạn sẽ phải đáp ứng được 2 nhóm khách hàng đó là độc giả hoặc người xem và nhà quảng cáo của bạn. Độc giả của bạn có thể hoặc không thể trả tiền cho bạn, nhưng nhà quảng cáo của bạn chắc chắn là sẽ có. Hơn hết, một mô hình kinh doanh quảng cáo đôi khi được kết hợp với mô hình cung cấp dịch vụ cộng đồng nơi mà bạn nhận được nội dung của mình miễn phí từ người dùng thay vì phải trả tiền cho người tạo nội dung.
Mô hình Affiliate
Mô hình Affiliate có liên quan đến mô hình quản lý kinh doanh quảng cáo nhưng có một số điểm khác biệt cụ thể. Chúng ta sẽ thường hay thấy mô hình liên kết sử dụng các liên kết được nhúng trong nội dung thay vì quảng cáo trực quan dễ dàng được nhận ra. Ví dụ như bạn đang điều hành một website đánh giá sách thì bạn cũng có thể nhúng các liên kết đến Amazon trong các đánh giá của mình cho phép mọi người mua sách mà bạn đang xem xét, nó sẽ trả cho bạn một khoản hoa hồng cho mỗi lần bán hàng hay mỗi lần bạn giới thiệu đến họ.
Mô hình môi giới
Thường thì các doanh nghiệp môi giới sẽ kết nối với người mua, người bán rồi sau đó sẽ giúp tạo ra được một giao dịch. Họ tính phí cho mỗi giao dịch cho người mua, người bán và đôi khi là cả hai.
Ngoài ra, một trong những doanh nghiệp môi giới phổ biến nhất là một công ty BĐS, nhưng sẽ có nhiều loại môi giới khác như môi giới vận chuyển hàng hóa, môi giới giúp các công ty xây dựng có thể tìm được khách hàng tiềm năng mua đất của doanh nghiệp họ.
Mô hình 1 đổi 1
Mô hình 1 đổi 1 được kết hợp giữa các mô hình lợi nhuận và mô hình phi lợi nhuận, khi áp dụng mô hình này sẽ giúp doanh nghiệp vừa thu hút khách hàng mà vừa mang lại một lợi nhuận vô cùng lớn, cùng với đó là sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp của họ.
Sử dụng hiệu ứng đám đông
Nếu như bạn có thể tập hợp được một số lượng lớn người để đóng góp cho nội dung content website của mình thì bạn có thể cung cấp dịch vụ cộng động. Các mô hình quản lý kinh doanh hiệu ứng đám đông thường được kết hợp với các mô hình marketing để tạo ra doanh thu.
Mô hình bỏ kênh trung gian
Một mô hình khác có thể kể đến đó là mô hình bỏ kênh trung gian doanh thu, với các này sẽ giảm bớt được chi phí, tăng lợi nhuận doanh thu và tạo mối quan hệ với khách hàng. Bạn có thể loại bỏ nhiều kênh trung gian trong chuỗi cung ứng và trực tiếp bán sản phẩm/ dịch vụ đó cho khách hàng.
Mô hình kinh doanh online
Đây là một hình thức kinh doanh cực kỳ phổ biến trên mạng xã hội hiện nay, mô hình này sẽ thông qua các kênh thương mại điện tử hoặc các kênh mạng xã hội để quảng cáo bán sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp. Tuy tiết kiệm được nhiều chi phí nhưng mô hình này cũng có những mặt hạn chế nhất định như thất lạc sản phẩm, giao hàng chậm và khách hàng không tin tưởng 100% vào sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
Mô hình nhượng quyền
Với mô hình quản lý kinh doanh nhượng quyền các doanh nghiệp sẽ cung cấp thương hiệu, giấy phép kinh doanh,… cho bên được nhượng quyền để họ được phép bán các sản phẩm/ dịch vụ của bên nhượng quyền. Và tất nhiên rồi, bên nhượng quyền sẽ được trả tiền bản quyền và có thể nhận phần trăm hoa hồng theo doanh thu đã thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng.
Mô hình bán trả phí (Freemium)
Đây là mô hình tích hợp dịch vụ miễn phí và dịch vụ trả phí giúp tạo ra những đối tượng khách hàng tiềm năng và kích thích họ sử dụng các phiên bản trả phí. Ngoài ra, mô hình này cũng là một cách để người dùng có thể quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp.
Mô hình ẩn doanh thu
Mô hình ẩn doanh thu cùng với chiến lược cung cấp các ứng dụng free cho người dùng và kiếm được một khoản lợi nhuận vô cùng lớn từ dữ liệu của người dùng bằng cách tổng hợp thông tin khách hàng dựa trên lượt tương tác, lượt tìm kiếm và sẽ bán chúng với hình thức marketing cho doanh nghiệp.
Mô hình Blockchain
Đối với hô hình kinh doanh Blockchain này sẽ tận dụng công nghệ Blockchain và các hệ thống phân cấp hoạt động trong phạm vi trên toàn thế giới, hơn hết mô hình Blockchain xử lý các giao dịch thông qua mật khẩu, mọi sự trao đổi và tương tác của mọi người sẽ được điểm danh và phân cấp rõ ràng, chi tiết.
Sử dụng bao nhiêu trả phí bấy nhiêu
Thay vì việc mua trước sử dụng với một số lượng nhất định, như sử dụng điện hoặc cước điện thoại, khách hàng sẽ bị tính phí khi sử dụng thực tế vào cuối thời gian thanh toán. Mô hình trả tiền là phổ biến nhất trong các tiện ích gia đình, ngày nay một số thứ dịch vụ khác như mực máy in cũng đã và đang được áp dụng thực tế. Ví dụ: Công ty điện, công ty nước, HP Instant Ink,…
Mô hình hệ sinh thái
Mô hình quản lý kinh doanh hệ sinh thái là mạng lưới bao gồm nhà sản xuất, phân phối, cung cấp, đối thủ cạnh tranh và những doanh nghiệp có liên quan đến cung cấp dịch vụ, sản phẩm. Nếu như doanh nghiệp nắm bắt và vận dụng được những quy tắc chiến lược này chắc chắn sẽ nhận được sự thành công lớn.
Mô hình đấu giá ngược
Một mô hình kinh doanh đấu giá ngược sẽ xáo trộn cuộc đấu giá và có người bán đưa giá thấp nhất của họ cho người mua. Người mua sau đó có thể tùy chọn để chọn giá thấp nhất. Bạn có thể đấu giá ngược trong hành động khi các nhà thầu đấu giá để làm việc trên một dự án xây dựng. Bạn cũng thấy đấu giá ngược bất cứ khi nào bạn mua một khoản thế chấp hoặc một loại hình cho vay khác.
Mô hình đăng ký
Các mô hình quản lý kinh doanh đăng ký đã và đang ngày càng trở nên phổ biến, trong mô hình quản lý kinh doanh đăng ký người tiêu dùng được tính phí đăng ký để có quyền truy cập vào một dịch vụ. Trong khi đăng ký tạp chí và báo đã có từ lâu, mô hình này hiện đã lan sang các dịch vụ phần mềm và trực tuyến và thậm chí còn xuất hiện trong ngành dịch vụ.
Mô hình kinh doanh mới chưa có ở Việt Nam
Tại Việt Nam, có quá nhiều mô hình quản lý kinh doanh giống nhau, vì vậy, để thành công bạn phải là người tạo ra được sự khác biệt. Hãy tham khảo ngay 3 mô hình quản lý kinh doanh mới chưa có ở Việt Nam nhưng mang lại rất nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp.
Kinh doanh các sản phẩm tái chế
Theo thống kế mới nhất năm 2022, Việt Nam hiện đang đứng thứ 17 trong tổng số 109 nước có lượng rác thải nhựa lớn nhất trên thế giới, với lượng tiêu thị tính trên đầu người là 41,3kg/ người/ năm. Điều đó cho thấy người Việt vẫn chưa có ý thức hạn chế rác thải. Năm bắt được những điều đó tại sao chúng ta không chế lượng rác thải này này để sử dụng lại với mục đích có ích hơn. Bởi có thể thấy, đây sẽ là một mô hình quản lý kinh doanh hoàn toàn mới ở Việt Nam, chưa xuất hiện đem lại lợi ích to lớn về môi trường và cộng đồng vì thế sẽ được rất nhiều người hưởng ứng.
Mô hình kinh doanh biến tro cốt người đã mất thành trang sức
Dịch vụ này đã xuất hiện trên nhiều nước trên thế giới, giúp thân nhân của người đã mất giữ lại những kỷ vật vô cùng quý giá bên cạnh mình. Nhưng ở Việt Nam đây lại là một mô hình vô cùng lạ lẫm. Cụ thể, để thực hiện mô hình này bạn cần những máy gia nhiệt công suất lớn để làm nóng chảy tro cốt của người đã mất cho đến khi chúng kết tinh hoàn toàn thành những viên kim cương nhân tạo.
Thiết nghĩ người Việt Nam chúng ta rất trọng tình nghĩa và giàu lòng yêu thương nên chắc chắn sẽ được ủng hộ rất nhiệt tình. Tuy nhiên hãy lưu ý, đây là hài cốt của người thân khách hàng, bạn phải đặc biệt cẩn thận, nếu như có sơ suất sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín và thậm chí có thể khiến bạn gặp phải rắc rối. Hơn hết, các sản phẩm này mang ý nghĩa to lớn về tinh thần của khách hàng nên tuyệt đối không nên khắc logo hay bất cứ thương hiệu nào vào sản phẩm trang sức đó.
Mô hình kinh doanh dịch vụ tư vấn màu sắc
Có thể thấy, dịch vụ này trên thế giới đang đem lại nguồn thu nhập rất lớn và nhận được sự quan tâm của giới thượng lưu. Tại Việt Nam một mô hình kinh doanh độc đáo và mới lạ như vậy lại chưa được phổ biến.
Để thực hiện mô hình kinh doanh này thì chắc chắn bạn phải là một người có kiến thức về màu sắc cũng khả năng phối màu độc đáo và mới lạ như vậy lại chưa được phổ biến. Hơn nữa, để thực hiện mô hình này bạn phải là người có kiến thức về màu sắc, khả năng phối màu. Và ở các nước phương Đông, trong đó Việt Nam bạn còn phải áp dụng thêm kiến thức về phong thủy để phù hợp với tuổi, cung sao, mệnh của khách hàng để cuộc sống của khách hàng thuận lợi và suôn sẻ về mọi mặt.
Thường thì những người nổi tiếng và giới nhà giàu luôn mong muốn tạo nên dấu ấn riêng và sở hữu phong cách với màu sắc riêng. Chính vì vậy, dịch vụ này chắc chắn sẽ rất phổ biến trong tương lai. Và được nhiều bạn trẻ áp dụng để làm giàu.
Thành phần của mô hình kinh doanh
Mô hình phát triển với mỗi doanh nghiệp quan trọng, cần thiết được xác định và xây dựng rõ ràng. Người lãnh đạo,quản lý cần xác định được những yếu tố quan trọng cấu thành một mô hình hoàn chỉnh để từ đó nâng cao được hiệu suất công việc. Có thể thấy, dù các mô hình kinh doanh đã và đang được phát triển phổ biến nhưng chúng vẫn có các thành phần sau đây:
Phần mục phân khúc khách hàng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần phải quan tâm trong mọi mô hình kinh doanh. Cần phải xác định được phân khúc khách hàng cho từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp muốn sở huux. Nhóm khách hàng này có thể là thị trường ngách, thị trường hỗn hợp, thị trường đại chúng. Và với yếu tố quan trọng này sẽ giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng về việc xây dựng và phát triển các sản phẩm tiếp theo.
Quan hệ khách hàng
Đây có lẽ sẽ là mối quan hệ mà doanh nghiệp muốn thiết lập với khách hàng của mình. Nó thường được triển khai dưới hình thức các chương trình tri ân khách hàng cũ, tích điểm khách hàng, quà tặng cùng với khách hàng mới.
Giải pháp giá trị
Giải pháp giá trị là những giá trị mà doanh nghiệp đem đến cho khách hàng thông qua sản phẩm/ dịch vụ. Nó bao gồm những thế mạnh của doanh nghiệp, khiến cho người dùng lựa chọn sử dụng sản phẩm của bạn thay vì sản phẩm của đối thủ.
Dòng doanh thu
Đây là luồng lợi nhuận doanh nghiệp thu được từ phân khách khách hàng của mình, qua đó có thể đánh giá được phân khúc khách hàng có thật sự tiềm năng và phù hợp với mục tiêu mà mình đặt ra cho doanh nghiệp hay là không.
Nguồn lực chủ chốt
Có thể nói nguồn lực chủ chốt là một trong những yếu tố quan trọng, phục vụ cho mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Được ra thành nguồn lực vật lý, nguồn lực tri thức, nhân lực và cả tài chính nữa.
Ở trong thời đại 4.0 bạn hãy tận dụng các kênh online, thương mại điện tử để phục vụ tốt nhất cho công việc của mình và từ đó có thể phát triển hiệu quả các giá trị sản phẩm một cách tốt nhất.
Hoạt động trọng yếu
Đây có lẽ là hoạt động được đánh giá là một trong những thành phần cần thiết và quan trọng trong mô hình kinh doanh của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp sẽ sử dụng nguồn lực để có thể tạo ra các giá trị và qua đó dễ dàng thu được lợi nhuận. Và chắc chắn rồi các hoạt động này cần phải phù hợp với mục tiêu của cả doanh nghiệp nữa.
Cơ cấu chi phí
Cơ cấu chi phí có lẽ là thành phần cũng không thể nào thiếu trong mô hình kinh doanh được. Bởi đây là các chi phí cần thiết để phát triển, mở rộng hoạt động kinh doanh. Hơn hết, cơ cấu chi phí này cần được tính toán một cách tối ưu, chi tiết, nếu không doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều vấn đề khi mô hình kinh doanh bắt đầu đi vào hoạt động.
Các bước xây dựng mô hình kinh doanh hiệu quả
Mỗi doanh nghiệp sẽ cần phải có những cách xây dựng kinh doanh khác nhau để có thể phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp đó. Và dưới đây sẽ là 5 bước cơ bản giúp các doanh nghiệp có thể dễ dàng xây dựng được một mô hình kinh doanh thành công nhất.
- Bước 1: Tìm hiểu và đánh giá được nhu cầu của khách hàng
Bạn có biết câu nói vẫn thường được các doanh nghiệp truyền tai nhau đó là “trăm người bán, vạn người mua” nên các doanh nghiệp cần phải có chiến lược hiệu quả. Muốn làm được điều đó thì các bạn cần phải tìm hiểu, đánh giá và xác định được nhu cầu của khách hàng mục tiêu.
Các bạn cần biết khách hàng của mình đang thiếu gì và cần gì, với đối tượng đó thì các bạn cần làm gì để đáp ứng được nhu cầu khiến họ hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ mà bạn đang cung cấp.
Việc bạn xác định được nhu cầu của khách hàng là một yếu tố quan trọng, nó chính là cơ sở giúp bạn có thể vạch ra được ý tưởng và hướng đi mới cho doanh nghiệp của mình. Và chắc chắn rồi công việc bạn cần làm là phải biết sản phẩm/ dịch vụ của mình làm ra với mục đích gì, có đáp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng hay không.
Bước 2: Lên ý tưởng cho sản phẩm để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng
Bạn sẽ cần phải xác định được nhu cầu của khách hàng và thị trường nữa. Thì khi đến bước thứ 2 này các bạn cũng cần nghiên cứu và tạo ra được những sản phẩm/ dịch vụ giúp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng một cách tốt nhất. Lúc này, việc các doanh nghiệp cần làm đó chính là sẽ bắt tay vào nghiên cứu, tạo ra những sản phẩm thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
Hiện nay, sự cạnh tranh trên thị trường vô cùng khốc liệt, vì vậy các doanh nghiệp cần phải tạo ra được những sản phẩm không chỉ thỏa mãn về mặt chất lượng, mẫu mã, giá cả mà còn phải thỏa mãn được sở thích của khách hàng. Những yếu tố đó sẽ giúp đảm bảo cho sản phẩm của bạn có được sự khác biệt và có lợi thế tốt hơn so với đối thủ để được khách hàng lựa chọn.
- Bước 3: Lên ý tưởng chi tiết cho các kênh kinh doanh
Các kênh kinh doanh hay là các kênh phân phối chính là nơi mà doanh nghiệp sẽ được giao tiếp cùng với khách hàng của mình. Thông qua các kênh phân phối sẽ giúp cho doanh nghiệp xác định được các chiến lược kinh doanh như giá cả, tiếp thị, duy trì, phân phối các hoạt động kinh doanh như thế nào cho phù hợp với thị trường ở từng thời điểm khác nhau.
- Bước 4: Lập kế hoạch và thử nghiệm trên thực tế
Việc bắt tay vào lập kế hoạch kinh doanh sẽ cho phép bạn có thể kiểm tra được các chi phí, chất lượng và giá cả với nguy cơ có thể xảy ra. Từ đó, bạn sẽ tìm được cách khắc phục phục tình trạng xấu phát sinh. Hơn nữa, việc lập kế hoạch kinh doanh còn giúp cho hoạt động của doanh nghiệp càng chi tiết, có mục tiêu cụ thể. Kế hoạch kinh doanh cũng sẽ có tính thực thi cao hơn.
- Bước 5: Hoàn thiện mô hình kinh doanh và bắt đầu đi vào hoạt động
Sau khi các bạn đã phác họa thành công mô hình kinh doanh mà doanh nghiệp sẽ áp dụng. Các bạn sẽ bắt tay vào xây dựng và hiện thực hóa mô hình đó. Bạn cần đầu tư xây dựng cơ sở vật chất cho công ty như sắm trang thiết bị, thuê văn phòng, dây chuyền máy móc, chuẩn bị cả nguồn nhân lực và tài chính để thực hiện kế hoạch.
Tiếp đó các bạn cần tìm kiếm các đối tác tiềm năng và lâu dài để bắt đầu xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững và lâu dài hơn. Nếu bạn đang ở trong giai đoạn đầu khởi nghiệp hãy huy động vốn từ các nhà đầu tư và trình bày kế hoạch, phân tích các ưu điểm của mô hình kinh doanh để có thể thu hút được sự đầu tư.
Hy vọng thông qua những nội dung được tổng hợp chi tiết trên đây các bạn đã hiểu rõ hơn về các loại mô hình kinh doanh phổ biến nhất và nắm bắt được các bước xây dựng mô hình kinh doanh một cách hiệu quả. Từ đó, bạn có thể dễ dàng áp dụng được các chiến dịch kinh doanh và đầu tư sắp tới của mình để thu lại được những thành công tuyệt vời nhất. Chúc bạn may mắn!
Write a Comment