Influencer marketing là gì? Phân loại Influencer như thế nào

  • Home / Blog Digital Marketing / Influencer marketing là…
Influencer là ai?

Influencer marketing là gì? Phân loại Influencer như thế nào

Influencer marketing là gì? Ưu nhược điểm của chiến lược này ra sao? Đây là câu hỏi xuất hiện nhiều trong thời gian gần đây khi phương pháp marketing này đang dần trở nên phổ biến và được nhiều đơn vị áp dụng. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Influencer là ai?

Influencer tiếng Việt là người ảnh hưởng. Đây là những người có danh tiếng, có sức ảnh hưởng đến hành vi, suy nghĩ, quyết định mua hàng của nhóm đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp hướng tới. Mức độ ảnh hưởng của các Influencer tùy thuộc vào mức độ nổi tiếng và sự yêu mến của mọi người. Một số Influencer có sức ảnh hưởng lớn tại thị trường Việt Nam như Sơn Tùng M-TP, Đen Vâu, Trấn Thành, Trường Giang, Mỹ Tâm,…

Influencer là ai?
Influencer là ai?

Influencer Marketing là gì? 

Influencer Marketing là hình thức tiếp thị thông qua việc sử dụng người ảnh hưởng để truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến khách hàng mục tiêu. Việc sử dụng Influencer được hiểu là truyền tải cảm hứng và trả tiền cho họ để họ lan tỏa thông điệp trên các trang mạng truyền thông như báo chí, mạng xã hội,…Nội dung thông điệp có thể do chính các Influencer tự viết hoặc do doanh nghiệp biên soạn.

Influencer Marketing là gì? 
Influencer Marketing là gì?

Vai trò của các Influencer đó là cầu nối tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Đặc biệt đối với những nhãn hiệu mới tung ra thị trường nhằm gây chú ý trong một khoảng thời gian nhất định.

Ưu nhược điểm của Influencer Marketing

Ưu nhược điểm của Influencer Marketing
Ưu nhược điểm của Influencer Marketing

Ưu điểm:

  • Nâng cao uy tín cho sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp, hạn chế sự hoài nghi của khách hàng khi đứng trước một nhãn hiệu mới.
  • Thúc đẩy doanh số cho doanh nghiệp
  • Các doanh nghiệp phải cung cấp cho các Influencer quyền tiếp cận sản phẩm sắp được tung ra thị trường hoặc mời người có ảnh hưởng đến thăm công ty trực tiếp.

Nhược điểm:

Không thể kiểm soát các hoạt động như marketing truyền thống. Đồng thời, các Influencer có thể gặp phải những scandals, rắc rối về mặt pháp lý trong quá trình đại diện cho thương hiệu. Điều này có ảnh hưởng rất nhiều đến hình ảnh của sản phẩm.

Chọn phù hợp với từng mục tiêu

Cách lựa chọn Influencer phù hợp với từng mục tiêu
Cách lựa chọn Influencer phù hợp với từng mục tiêu

Để lựa chọn được Influencer phù hợp với doanh nghiệp, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chọn Influencer có lượt followers chất lượng

Lượt followers hay like, share là những thông số quan trọng trong quá trình lựa chọn Influencer. Tuy nhiên, những số liệu này hoàn toàn có thể mua được tạo nên lượt theo dõi ảo. đây chính là những “lỗ hổng” lớn cho thương hiệu.

Bước 2: Đánh giá lượt followers có phải là khách hàng của chiến dịch hay không

Qua đó, doanh nghiệp sẽ nắm được đặc điểm của các followers có trùng với đối tượng mục tiêu của chiến dịch hay không. Các tiêu chí đánh giá bao gồm: giới tính, độ tuổi, công việc, vùng miền, sở thích,…

Bước 3: Đánh giá mức độ phù hợp Influencer với ngành hàng

Một Influencer có thể phù hợp với nhiều ngành hàng khác nhau. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn một lĩnh vực mà họ có sức ảnh hưởng lớn và thực tế tới người theo dõi – khách hàng của bạn. Bạn có thể sử dụng công cụ Socialift để tìm hiểu về 2 thông số dưới đây:

  • Relevance Score (chỉ số tương quan): Đây là chỉ số thể hiện mức độ phù hợp của Influencer trong lĩnh vực hoặc ngành hàng của bạn. Thông thường, nếu Relevance Score cao (trên 60%) có nghĩa là hoạt động chuyên môn đó có tần suất chia sẻ thường xuyên nhất.
  • Resonance Score (chỉ số cộng hưởng): Chỉ số này đánh giá mức độ hưởng ứng của người theo dõi trên nội dung mà người ảnh hưởng chia sẻ trong từng lĩnh vực. Nếu Resonance Score càng cao thì có nghĩa là các followers càng quan tâm đến chủ đề mà Influencer gợi mở.

Bước 4: Đánh giá hiệu suất nội dung gần đây

Yếu tố này giúp khách hàng đánh giá được khả năng kêu gọi hành động của Influencer đối với những người theo dõi. Theo đó, bạn có thể đánh giá hiệu suất nội dung thông qua các chỉ số như:

  • Total Engagement/ post: Số lượng tương tác trên một bài post
  • Avg Engagement: Số lượng tương tác trung bình trên trang
  • Organic Post (bài viết thông thường) và Commercial Post (bài viết mang tính quảng cáo): Giúp doanh nghiệp nắm được mức độ tương tác, tính hiệu quả, so sánh và đưa ra KPI phù hợp cho chiến dịch sắp tới.
  • Sentiment Score: Chỉ số cảm xúc của các followers đối với các bài viết của Influencers

Bước 5: Đo lường tổng quan hình ảnh Influencer trên social media

Bước này sẽ giúp doanh nghiệp nắm được hình ảnh cá nhân của người ảnh hưởng trên môi trường Social Media & Online News. Từ đó, giúp doanh nghiệp trả lời được các câu hỏi như:

  • Cộng đồng đang nói gì về Influencer trên social media?
  • Influencer đang có scandal gì trên các phương tiện truyền thông hay không
  • Cộng đồng đang có phản hồi tích cực hay tiêu cực đối với Influencer

Phân loại Influencer

Dựa vào lượt người theo dõi trên các trang mạng xã hội, Influencer sẽ được chia làm 3 nhóm Influencer như sau:

Nhóm Influencer vừa và nhỏ

  • Nhóm Nano Influencer (có từ 3K – 10K người theo dõi)
  • Nhóm Micro Influencer: 10K – 50K người theo dõi
  • Nhóm Power Middle Influencer: 50K – 100K người theo dõi

Nhóm Influencer lớn

  • Nhóm Macro Influencer: 100K – 500K người theo dõi
  • Nhóm Mega Influencer: trên 500K người theo dõi

Các hình thức Influencer Marketing phổ biến

6 hình thức Influencer Marketing phổ biến
6 hình thức Influencer Marketing phổ biến

Sponsored Content

Đây là hình thức lên nội dung được tài trợ bởi Influencer trên các kênh Social Media. Doanh nghiệp sẽ gửi bản tóm tắt nội dung chiến dịch để Influencer nắm bắt và cần lưu ý Influencer sẽ là người quyết định nội dung và hình thức của bài viết đó. Qua đó, họ có thể thỏa sức sáng tạo hình thức quảng bá phù hợp với chiến dịch của sản phẩm bởi họ hiểu rõ nhất về đặc điểm của người theo dõi.

Review sản phẩm

Influencer sẽ dùng trải nghiệm sản phẩm và lên bài đánh giá trên các kênh Social Media của họ. Thương hiệu sẽ cung cấp sản phẩm/dịch vụ miễn phí cho Influencer sẽ đăng bài đánh giá để giải đáp tới những người theo dõi mình.

Giveaways

Giveaways là việc tổ chức một cuộc thi nhỏ để tặng quà mà các Influencer thường áp dụng:

  • Like, share, bình luận bài đăng hoặc tag bạn bè vào bài post.
  • Like và theo dõi kênh Social Media của thương hiệu, đăng ký thông tin thông qua biểu mẫu và danh sách email.

Product and content collaborations

Đây là hình thức hợp tác sản phẩm và nội dung áp dụng cho ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp và thời trang. Đây là nơi những Influencers tạo ra phụ kiện, quần áo, sản phẩm làm đẹp với thương hiệu riêng của họ. Các Influencer sẽ quảng bá cho thương hiệu và kêu gọi hành động một cách trực tiếp.

Đại sứ dài hạn

Các Influencer sẽ làm đại sứ cho thương hiệu của doanh nghiệp trong thời gian dài, thông thường từ vài tháng đến vài năm. Hình thức đại sứ mang lại sự ổn định cho thương hiệu, giúp chúng luôn nằm trong tâm trí và hành động của những người theo dõi Influencer

Tiếp quản nền tảng của thương hiệu

Influencer  tiếp quản kênh  Social Media của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, họ sẽ chia sẻ câu chuyện cuộc sống hàng ngày thông qua các video, bài post để lôi cuốn người dùng tham gia. Trong đó, Snapchat là nền tảng Social Media cho phép tài khoản thương hiệu đăng các nội dung tiếp quản của Influencer mà không cần đăng nhập.

Các bước triển khai chiến dịch Influencer Marketing

Quy trình triển khai chiến dịch Influencer Marketing bao gồm các bước sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch

Bước 2: Lựa chọn nền tảng để thực hiện chiến dịch.

Bước 3: Chọn Influencer phù hợp với chiến dịch

Bước 4: Sáng tạo nội dung

Bước 5: Lên lịch trình xuất bản

Bước 6: Đo lường hiệu quả

Kể tên các chiến dịch Influencer Marketing nổi bật

Tiki đi cùng sao Việt

Dự án Tiki đi cùng sao Việt
Dự án Tiki đi cùng sao Việt

Tiki đi cùng sao Việt là dự án tài trợ dành cho những tác phẩm nghệ thuật của các nghệ sĩ Việt ở nhiều lĩnh vực. Nổi bật nhất vẫn là lĩnh vực âm nhạc dành cho các ca sĩ nổi tiếng như: Masew, B-Ray, Đức Phúc, Min, Chi Pu,…Dự án này đã đạt được nhiều thành công ấn tượng như:

  • Lượng mua trên Tiki tăng trưởng gấp 2,7 lần.
  • Doanh số bán hàng tăng 3,3 lần sau chiến dịch

Lắc xì cùng Momo

Chiến dịch Lắc xì cùng Momo
Chiến dịch Lắc xì cùng Momo

Lắc xì cùng Momo kêu gọi những người nổi tiếng như Đức Phúc, Erik, Trấn Thành – Hari Won, DJ Mie – Hồng Thanh, Ngân Sát Thủ,…cho phép đa dạng tệp khách hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu với khách hàng mục tiêu.

Dự án đã thu lại những thành công nhất định như:

  • Chương trình Lắc xì 2021 có 39 triệu Heo Vàng được quyên góp.
  • Thu hút 11 triệu người chơi với 400 triệu lắc
  • Hơn 8 triệu người dùng Ví Momo đã sử dụng tính năng chuyển tiền/lì xì.
  • Gần 250 triệu bao lì xì và thẻ quà tặng được gửi tới ví người dùng Momo (Mỗi người dùng nhận được 22 bao lì xì tiền mặt và thẻ quà tặng)

FIJI

Dự án Influencer Marketing Fiji
Dự án Influencer Marketing Fiji

Fiji làm việc với những người ảnh hưởng trên Instagram là của @WeWoreWhat để tạo ra bài đăng được tài trợ Fiji Water. Thông điệp tung ra nhằm giúp khách hàng nhìn thấy thương hiệu theo một cách nhìn khác thay vì chỉ là hình ảnh nước uống được bày bán trong khách sạn.

LOUIS VUITTON AND SUPREME

Đây là hai thương hiệu thời trang nổi tiếng nhất trên thế giới cùng nhau bắt tay hợp tác. Bằng việc phối hợp hài hòa giữa sự mát mẻ, độc quyền và có sự cường điệu hóa, bộ thiết kế được kết hợp giữa 2 thương hiệu đã trở thành sản phẩm thời trang được nhiều người yêu thích nhất hiện nay

Trên đây là thông tin chi tiết về Influencer marketing là gì và một số thông tin liên quan. hy vọng rằng, bài viết đã chia sẻ tới bạn những thông tin hữu ích.

Write a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *