Digital Marketing là gì? Nghề Digital Marketing là làm những gì?

  • Home / Blog Digital Marketing / Digital Marketing là…
Tổng quan về Digital Marketing

Digital Marketing là gì? Nghề Digital Marketing là làm những gì?

Digital Marketing là một thuật ngữ cực kỳ quen thuộc trong ngành Marketing. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Digital Marketing là gì? Làm Digital Marketing là làm những gì? Hiểu được điều đó, Seo Việt sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết từ A – Z về Digital Marketing trong bài viết dưới đây nhé

Tổng quan về Digital Marketing

Digital Marketing đã ngày càng quen thuộc và trở thành một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hiện nay. Có rất nhiều khái niệm định nghĩa về Digital Marketing khác nhau nhưng tựu chung lại, Digital Marketing có thể hiểu đơn giản là những hoạt động marketing và trao đổi thông tin nhằm quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp thông qua nền tảng kỹ thuật số, internet.

Tổng quan về Digital Marketing
Tổng quan về Digital Marketing

Digital Marketing bao gồm nhưng dạng Media chính như sau:

Owned Media

Đây là những kênh mà doanh nghiệp sở hữu thường là website, blog, microsite,… Owned Media thường gồm các platforms có thể chủ động kiểm soát, linh hoạt chỉnh sửa, tồn tại lâu dài để tiếp cận tới từng khách hàng.

Bên cạnh đó việc triển khai hoạt động Digital Marketing trên nền tảng Owned Media cũng giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với các dạng Media khác. Tuy nhiên việc phát triển Marketing trên dạng Media này sẽ tốn nhiều thời gian hơn để tiếp cận với khách hàng tiềm năng và có độ tin cậy không cao.

Paid Media

Paid Media là kênh truyền thống trả phí. Các doanh nghiệp sẽ phải trả tiền cho các kênh này để yêu cầu thực hiện theo nhu cầu của mình. Ví dụ về các kênh Paid Media có thể kế đến: social ads, quảng cáo hiển thị, KOLs, quảng cáo hiển thị tìm kiếm, retargeting,…

Dạng Media này có thể chủ động thực hiện theo yêu cầu của bạn để phục vụ cho mục tiêu của chiến dịch Digital Marketing cho doanh nghiệp. Chiến dịch có thể triển khai ngay lập tức, có độ bao phủ rộng rãi.

Đặc biệt, làm truyền thông trả phí thì sẽ hỗ trợ theo dõi chỉ số, kết quả, thực hiện báo cáo liên tục giúp người làm marketing dễ dàng kiểm soát được hiệu quả mà chiến dịch mang lại.

Paid Media – kênh truyền thông trả phí
Paid Media – kênh truyền thông trả phí

Earned Media

Earned Media được gọi là truyền thông lan truyền. Đây là 1 dạng Digital Marketing thực hiện với mục đích khiến khách hàng mục tiêu tự động lan truyền thông tin, truyền thông cho thương hiệu của doanh nghiệp. Sử dụng dạng Media này sẽ giúp bạn xây dựng sự tin cậy, chuyên nghiệp cho doanh nghiệp, minh bạch và thúc đẩy hành vi mua của khách hàng hiệu quả hơn.

Tuy nhiên khi thực hiện Earned Media rất khó kiểm soát và gặp khó khăn trong việc đo lường kết quả và có thể sẽ phải đón nhận cả những thông tin tiêu cực về thương hiệu.

Social Media

Social Media – truyền thông xã hội là 1 trong những yếu tố quan trọng nhất của marketing Online. Đây là những hoạt động tương tác của doanh nghiệp với khách hàng thông qua nền tảng Social của bên thứ 3.

Thông thường Social Media thường thực hiện trên nền tảng mạng xã hội như: Facebook, Instagram, Twitter, Forum, Youtube,.. Những kênh Social linh hoạt này đóng vai trò rất quan trọng, chúng có thể thấu hiểu được nhu cầu của khách hàng, mang lại hiệu quả marketing cao và tiết kiệm được nhiều chi phí.

Bên cạnh đó, sử dụng Social Media sẽ giúp cá nhân hóa và đưa hình ảnh của doanh nghiệp trở nên gần gũi, dễ dàng kết nối và xây dựng sự tin tưởng, yêu mến với khách hàng và công chúng.

Social Media – truyền thông xã hội
Social Media – truyền thông xã hội
  • Xem thêm: VPS là gì? Thế nào là cấu hình VPS?

Môi trường hoạt động của Digital Marketing

Khi thực hiện Digital Marketing thì bạn cần chú ý tới môi trường hoạt động của chúng. Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng khi xây dựng và phát triển chiến dịch Marketing. Môi trường hoạt động giúp chiến dịch phù hợp với thực trạng, bối cảnh thị trường, mong muốn và cả những vấn đề của doanh nghiệp để có thể đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng.

Các yếu tố về môi trường hoạt động của Digital Marketing bao gồm: môi trường vĩ mô, vi mô, nội bộ doanh nghiệp và sản phẩm. Ngay sau đây, Seo Việt sẽ phân tích từng yếu tố để bạn có thể thấy được điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội, khó khăn để đưa ra được định hướng đúng đắn nhất nhé.

Môi trường vi mô

Môi trường vi mô sẽ bao gồm nhiều yếu tố liên quan trực tiếp tới doanh nghiệp và các lực lượng bên ngoài. Vì thế trước khi lập kế hoạch cho bất kỳ chiến dịch nào thì doanh nghiệp cần phải xem xét kỹ lưỡng, phân tích toàn bộ các thông tin liên quan tới nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh, khách hàng, đối tác, công chúng mục tiêu,…

Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô cấu thành tự các lực lượng tác động tới môi trường chung của toàn ngành nhưng không gây ra những ảnh hưởng trực tiếp của doanh nghiệp. Môi trường vĩ mô gồm 5 thành phần là: kinh tế, nhân khẩu học, văn hóa xã hội, công nghệ, pháp lý chính trị.

Môi trường hoạt động của Digital Marketing
Môi trường hoạt động của Digital Marketing

Môi trường nội bộ doanh nghiệp

Môi trường nội bộ doanh nghiệp gồm các yếu tố bên trong của tổ chức và các lực lượng ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động Digital Marketing. Môi trường này bao gồm: nhân lực, máy móc, công nghệ, ngân sách, chiến lược kinh doanh, lịch sử và văn hóa doanh nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp khi làm Marketing cần xác định rõ đâu là yếu tố không thể thay đổi và yếu tố nào có thể đưa vào truyền thông và làm marketing. Điều này giúp doanh nghiệp khai thác được điểm mạnh và khắc phục được những điểm còn yếu kém.

Công cụ truyền thông tương tác trên Digital Marketing

Phương tiện truyền thông tương tác giúp mọi người kết nối và gắn kết với nhau. Đây cũng là 1 yếu tố cực kỳ quan trọng mà các marketer cần nắm được khi thực hiện các chiến dịch Digital Marketing.

Khác với các phương tiện truyền thông truyền thống, truyền thông tương tác cho phép bạn truyền thông 2 chiều, có thể đánh giá trực tiếp chính xác nhất về ảnh hưởng của các hoạt động quảng cáo, marketing mà doanh nghiệp đang thực hiện. Thông qua đó, doanh nghiệp còn có thể thu thập được thông tin giá trị từ khách hàng tiềm năng. Từ đó có thể xây dựng các chiến lược mới hoặc điều chỉnh sao cho phù hợp, hiệu quả nhất.

Những công cụ truyền thông tương tác của Digital Marketing có thể kể đến những công cụ sau:

Search Engine Marketing & SEO

Tiếp thị Công cụ Tìm kiếm & SEO
Search Engine Marketing & SEO

SEO là yếu tố cốt lõi của Digital Marketing. SEO sẽ thực hiện những công việc cụ thể như tối ưu, cấu trúc website, xây dựng content chất lượng,.. Tất cả những điều này giúp tăng khả năng hiển thị của doanh nghiệp trên trực tuyến và đặc biệt là trên Google.

Theo nghiên cứu thì có khoảng 51% khách hàng tìm tới website được quản lý và điều khiển bởi SEO. Những lợi ích mà SEO mang lại cho Digital Marketing là:

  • Tận dụng lưu lượng truy cập miễn phí
  • Xây dựng được thương hiệu chuyên nghiệp, uy tín, danh tiếng
  • Tăng trải nghiệm của người dùng trên website
  • Cải thiện khả năng hiển thị của doanh nghiệp
  • SEO được sử dụng như chiến lược marketing lâu dài và có tính bền vững.

Quảng cáo tương tác

Đây là chuỗi các hoạt động nhắm tới khách hàng mục tiêu thông qua internet để thu hút những lượng xem, click, like, share, comment. Từ đó giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và tạo ra đơn hàng, tăng doanh số và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Social Media

Social Media là các công cụ truyền thông sử dụng trên nền tảng mạng xã hội để xây dựng mối quan hệ tương tác và tiếp cận với khách hàng thông qua các thiết bị thông minh. Doanh nghiệp có thể sử dụng công cụ này để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng mục tiêu. Sau đó bạn có thể quảng cáo sản phẩm của mình và nhận về những phản hồi trực tiếp của người dùng.

Các kênh Social Media được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là: Facebook, Instagram, Twitter, Forum, Youtube,.. Ngoài ra, các kênh này còn giúp xây dựng các liên kết và hỗ trợ cho SEO hiệu quả hơn.

Viral Marketing

Tiếp thị lan truyền
Viral Marketing

Viral Marketing là công cụ marketing lan truyền được xây dựng với mục đích khuyến khích khách hàng chia sẻ những thông điệp mà doanh nghiệp đang muốn truyền tải. Công cụ này giúp bạn tận dụng được khả năng lan truyền thông tin nhanh chóng, tiếp cận được công chúng mục tiêu lớn, xây dựng thương hiệu hoặc bán hàng dễ dàng hơn.

Online PR

Online PR – Quan hệ công chúng trực tuyến giúp hỗ trợ đưa sản phẩm, dịch vụ của thương hiệu tiếp cận tới lượng người tiêu dùng lớn. Điểm khác biệt của Online PR với PR truyền thống chính là nội dung được truyền tải trên những kênh tiếp thị trực tuyến.

Email Marketing

Email Marketing là dạng thư điện tử giúp doanh nghiệp đưa những thông tin quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng tiềm năng. Công cụ này giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí, xây dựng thương hiệu, lòng tin của khách hàng và củng cố mối quan hệ với khách hàng.

Thực hiện chiến dịch với Email Marketing có thể đo lường và đánh giá hiệu quả dễ dàng giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh sao cho phù hợp nhất.

Email Marketing – kênh làm marketing miễn phí hiệu quả cao
Email Marketing – kênh làm marketing miễn phí hiệu quả cao

Mobile Marketing

Mobile Marketing là công cụ hỗ trợ hiển thị quảng cáo của doanh nghiệp thông qua thiết bị như tablets, smartphone. Những hình thức quảng cáo này có thể kế tới như video, WAP, App di động, mã QR,…

Telelmarketing

Đây là công cụ giúp doanh nghiệp thu thập thông tin, tạo ra nhu cầu của khách hàng, tiếp nhận phản hồi trực tiếp và tăng cơ hội bán hàng cho doanh nghiệp qua điện thoại.

SMS & Brand Name Marketing

Đây là công cụ quảng cáo thông qua tin nhắn. Doanh nghiệp sử dụng chúng để cung cấp, quảng cáo về sản phẩm, dịch vụ hoặc gửi thông tin chăm sóc khách hàng, khuyến mãi,… tới khách hàng.

  • Tìm hiểu thêm: Hosting là gì? Hosting mang lại lời ích gì cho SEO?

Đo lường và đánh giá hoạt động Digital Marketing

Khi thực hiện các chiến dịch Digital Marketing thì việc đánh giá và đo lường là rất cần thiết. Điều này giúp doanh nghiệp kịp thời điều chỉnh hoạt động, tìm công cụ phù hợp hơn để tăng hiệu quả quảng cáo của chiến dịch. Việc đo lường này không chỉ đơn giản là xem xét thông qua báo cáo mà cần xây dựng thành 1 chiến lược cụ thể nhất.

Đo lường và đánh giá hoạt động Digital Marketing
Đo lường và đánh giá hoạt động Digital Marketing

Thông qua đo lường, đánh giá, doanh nghiệp sẽ biết được kênh nào mang lại nguồn khách hàng tiềm năng lớn, tiết kiệm chi phí và kênh nào đang cần điều chỉnh lại.

Khi thực hiện đo lường và đánh giá hiệu quả của chiến dịch Digital Marketing bạn cần lưu ý tới những chỉ số sau:

  • ROI: Chỉ số này giúp bạn biết được tỷ lệ doanh thu bán hàng so với ngân sách chi cho chiến dịch quảng cáo đó. Chỉ số ROI tính bằng công thức: Doanh thu bán hàng : ngân sách đã chi.
  • CPW: Chi phí doanh nghiệp phải bỏ ra cho mỗi đơn hàng. Công thức tính là: ngân sách đã chi : số đơn hàng.
  • CPL: Chi phí phải bỏ ra cho mỗi khách hàng tiềm năng. Đây là chỉ số giúp đo lường độ hiệu quả của các chiến dịch Digital Marketing và tập trung vào lượng khách hàng tiềm năng doanh nghiệp có được sau mỗi chiến dịch.
  • Conversion Rate: Tỉ lệ chuyển đổi. Đây là chỉ số quan trọng giúp đánh giá hiệu quả của chiến dịch marketing. Chỉ số này phản ánh tỉ lệ hoàn thành mục tiêu của chiến dịch.
  • Incremental Sales: Lượng doanh thu tăng dần. Chỉ số này cho biết những hoạt động của marketing có hiệu quả hay không và tác động thế nào đến doanh số của doanh nghiệp.

Digital Marketer là ai?

Digital Marketer là những người làm công việc liên quan tới Digital. Một Marketer sẽ sử dụng những kênh digital để xây dựng nhận diện thương hiệu, quảng cáo bán hàng cho doanh nghiệp.

Những người làm marketing phải sử dụng những công cụ đo lường để tìm ra những điểm yếu, phương án để cải thiện hiệu quả cho chiến dịch. Tùy vào mô hình hoạt động mà người thực hiện có thể chỉ tập trung vào 1 mảng hoặc chịu trách nhiệm toàn bộ cho chiến lược digital marketing của công ty.

Nghề Digital Marketing làm những gì?

 

Nghề Digital Marketing làm những gì?
Nghề Digital Marketing làm những gì?

Nghề digital marketing có công việc chính là thực hiện chiến dịch marketing cho doanh nghiệp từ việc dựng kịch bản chiến lược, lập kế hoạch, thực hiện và đo lường kết quả chủ yếu trong môi trường số.

Đối tượng tiếp cận chính của nghề này chính là kỹ thuật số.

Những kỹ năng cần có của người làm Digital Marketing

Để trở thành một digital marketer chuyên nghiệp thì người thực hiện cần có được những kỹ năng sau:

Edit Video

Theo nghiên cứu thì hiện nay thời đại của người dùng đang bị quá nhiều thông tin bủa vây khiến độ tập trung giảm xuống chỉ còn khoảng 8.25 giây. Vì thế để có thể thu hút được sự chú ý của người dùng thì Marketer cần có kỹ năng làm video. 

Bởi video giúp tăng lượng tương tác của người dùng cực kỳ nhanh và được xếp thứ hạng cao trên Google. Bạn không nhất thiết phải là người edit video chuyên nghiệp nhưng ít nhất phải viết làm video cơ bản. Ngoài ra cần phải hiểu cách xây dựng kịch bản, sử dụng apps, nền tảng khác nhau để tạo ra video chất lượng nhất.

SEO & SEM

Bạn cần tìm hiểu và có kỹ năng về SEO (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm) và SEM (search engine marketing) nếu muốn trở thành Digital Marketing. Bước đầu tiên cần thực hiện bất cứ chiến lược marketing nào thì bạn cần phải hiểu được tầm quan trọng của SEO và cách ứng dụng chúng hiệu quả nhất.

Nắm được kỹ năng SEO và SEM sẽ giúp bạn phối hợp tốt hơn với những mảng khác của team marketing mà không gây ảnh hưởng tới mục tiêu chung.

Tiếp thị Nội dung

Trong quá trình làm marketing thì việc xây dựng content (nội dung) cực kỳ quan trọng và quyết định phần lớn đến sự thành công của chiến dịch đó. Chính vì thế bạn cần biết cách sáng tạo content thu hút, hữu ích, kéo được nhiều tương tác với khách hàng dù viết cho nền tảng nào từ website, blog đến các kênh video, social media.

Content marketing có thể là bất cứ vấn đề nào mà người dùng tìm kiếm online như: case studies, sách hướng dẫn, whitepapers,…Khi hiểu rõ về content bạn sẽ biết cách tạo và sử dụng chúng sao cho hiệu quả nhất. Bạn cần biết được xây dựng content như thế nào để doanh nghiệp có thể đạt được mục tiêu trên cả kênh social media.

Tùy thuộc vào trình độ công việc mà bạn đang muốn hướng tới trong ngành này mà bạn cần tìm hiểu về chiến lược nội dung, các phương pháp đo lường phù hợp nhất.

Những kỹ năng cần có của người làm Digital Marketing
Những kỹ năng cần có của người làm Digital Marketing

Data & Phân tích dữ liệu

Để có thể tìm kiếm data và phân tích dữ liệu thì bạn có thể tham khảo công cụ Google Analytics. Đây là công cụ cực kỳ phổ biến đối với Digital marketer. Công cụ này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần tìm kiếm, quản trị dự án, báo cáo.

Bạn có thể dựa vào kết quả tìm được thông qua hành vi của khách hàng để tìm ra được các giải pháp chuyển đổi, điều hướng traffic tốt hơn. Vì thế cần rèn luyện kỹ năng thu thập và sử dụng data khách hàng, phân tích và chuyên sâu để có thể thu thập được nhiều khách hàng mới, tiềm năng nhất nhé.

Tư duy thiết kế

Design Thinking – tư duy thiết kế là kỹ năng cực kỳ quan trọng cần có của marketer vì bạn sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được cách tương tác với khách hàng như thế nào hiệu quả nhất. Trải nghiệm của khách hàng chính là yếu tố cốt lõi nhất mang lại hiệu quả cho chiến lược vì thế cần đảm bảo được trải nghiệm cho khách hàng đơn giản nhưng dễ dàng, hiệu quả cao nhất.

Trải nghiệm khách hàng có thể bao gồm trang mua sắm online, các thông tin mà doanh nghiệp cung cấp, ứng dụng cá nhân hóa. Bạn cần có cái nhìn tổng quát và kịp thời đề xuất cải thiện mang lại hiệu quả nhất cho chiến dịch quảng cáo của mình.

Kiến thức về công nghệ

Trong thời đại công nghệ số hiện nay thì người làm marketing bắt buộc phải có kiến thức về công nghệ để không bị “lạc quẻ” và bỏ lại phía sau khi thực hiện công việc. Bạn cần nắm được những công nghệ mới nhất, thường xuyên cập nhật cách thức sử dụng hiệu quả.

Ngành marketing luôn yêu cầu sự đổi mới nên bạn cần thích nghi nhanh chóng, thay đổi và hoàn thiện kế hoạch marketing phù hợp với thị hiếu của người dùng. Làm ngành marketing bạn nhất định phải biết về quản lý nội dung CMS và hệ thống mã hóa web.

Kiến thức về công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng mà Marketer cần có để làm việc hiệu quả nhất
Kiến thức về công nghệ là yếu tố cực kỳ quan trọng mà Marketer cần có để làm việc hiệu quả nhất

Hiểu cách tương tác

Điều quan trọng nhất để trở thành digital marketer chính là bạn cần hiểu được cách tương tác với khách hàng như thế nào là tốt nhất, làm thế nào để thu hút được khách hàng. Bạn cần có khả năng thuyết phục lớn, xây dựng được chiến dịch hiệu quả giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn.

Để làm được điều này bạn cần nghiên cứu và tìm ra điều giúp doanh nghiệp có được lượng khách hàng như hiện tại, điều làm nên sự cam kết và tỉ lệ chuyển đổi khả năng mua hàng cao.

Không chỉ là khách hàng bạn cần phải thuyết phục được chính nội bộ team làm việc của mình và những bộ phận liên quan, thuyết phục được sếp để họ nghĩ họ đang chi ngân sách cho bạn làm những điều xứng đáng.

Bạn cần nắm rõ mọi việc từ kỹ năng SEO, content, công nghệ và tính tương tác với mọi người để có thể trở thành Digital Marketer tốt nhất nhé.

  • Sau đây là một bài viết phân biệt: Những loại tài khoản Google Adsense

Những vị trí trong ngành Digital Marketing

Với những yêu cầu kỹ năng và kiến thức lớn bên trên bạn sẽ phù hợp với vị trí nào trong ngành Digital Marketing? Tìm hiểu ngay sau đây nhé!

SEO Manager

Đây là vị trí dành cho những chuyên gia về SEO và bạn có thể phát huy hết những kỹ năng của mình để cải thiện content, điều hướng nội dung trên nền tảng digital. Đầu vào sẽ là người đình hướng sáng tạo content để nhắm đúng insight khách hàng và mục tiêu của doanh nghiệp. Từ đó giúp thứ hạng của doanh nghiệp trên Google và các kênh Social Media sẽ được nâng cao.

Chuyên gia Tiếp thị Nội dung

Đây là vị trí sáng tạo nội dung, lên kế hoạch và xây dựng chiến lược đảm bảo cho thứ hạng trên Google và traffic của doanh nghiệp tăng lên. Nội dung cần sáng tạo sẽ bao gồm cả dạng bài viết, video, blog, social media. Vị trí này cần kết hợp với SEO Manager để có bộ từ khóa hiệu quả nhất khi làm content.

Chuyên gia Tiếp thị Nội dung
Chuyên gia Tiếp thị Nội dung

Quản lý phương tiện truyền thông xã hội

Đây là vị trí quản lý social media nên bạn sẽ phải tập trung tạo các bài post, lên lịch đăng và giám sát chúng trên social media. Các vị trí trong ngành sẽ có sự giao thoa nhau để tạo nên chiến lược digital marketing tổng thể hiệu quả nhất.

Điều phối viên tự động hóa tiếp thị

Vị trí này sẽ tiếp nhận kết quả và hiệu quả của mối chiến dịch marketing và công việc này chủ yếu là sử dụng công nghệ. Bạn được sử dụng những phần mềm hiện đại nhất để nghiên cứu, tìm hành vi của khách hàng. Ngoài ra bạn có thể được tham gia vào thống kế và đo lường hiệu suất sau mỗi chiến dịch quảng cáo.

Giám đốc tiếp thị kỹ thuật số

Đây là bộ phận giám sát việc phát triển chiến lược nội dung. Bạn sẽ làm những công việc liên quan tới điều hướng traffic, nhận diện thương hiệu, tìm kiếm khách hàng mới. Ở vị trí này yêu cầu bạn thường xuyên cập nhật các yếu tố công nghệ để tối ưu hóa chiến dịch marketing, phân tích công việc và theo dõi, đánh giá kết quả cuối cùng.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về Digital Marketing và những kiến thức, kỹ năng cần có của một người làm Digital Marketing. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích nhất. Trân trọng!

1 Comments

Write a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *