Canonical là gì? Cách lên top google bằng thẻ canonical

  • Home / Blog Digital Marketing / Canonical là gì?…
Thẻ Canonical

Canonical là gì? Cách lên top google bằng thẻ canonical

Canonical là thuật ngữ không còn quá xa lạ với các SEOer. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ thẻ Canonical là gì cũng như cách sử dụng thẻ Canonical sao cho hiệu quả. Trong khuôn khổ bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến các bạn những thông tin chi tiết về Canonical trong SEO. Mời các bạn cùng theo dõi!

Canonical SEO là gì?

Thẻ Canonical là một cách để thông báo cho công cụ tìm kiếm biết rằng URL đó đang là bản sao của một URL gốc. Và bạn mong muốn công cụ tìm kiếm hiển thị phiên bản URL đó trên kết quả tìm kiếm. Canonical được sử dụng để hợp nhất các URL có nội dung trùng lặp trên nhiều URL khác nhau. 

Thẻ Canonical
Thẻ Canonical

Canonical có vai trò gì đối với SEO?

Canonical đóng vai trò vô cùng quan trọng, nó giúp giải quyết tình trạng nội dung bị trùng lặp trong SEO bằng cách xác nhận 1 URL chính thức và các bản sao sẽ được thẻ Canonical xác nhận về URL chính. 

Dưới đây là các trường hợp bắt buộc phải sử dụng đến thẻ Canonical:

  • www và non www
  • http và https
  • index.php và trang chủ
  • Sử dụng phiên bản AMP hoặc mobile. 

Cấu trúc chuẩn của thẻ Canonical 

Canonical có cú pháp đơn giản và thường được đặt ở phần đầu của website. Từng phần trong đoạn mã Canonical URL có ý nghĩa như sau: 

  • link rel=“canonical”:  Liên kết trong thẻ này là bản gốc của trang này.
  • href=“https://example.com/sample-page/”: truy cập bản gốc tại đây.

Hướng dẫn nhanh cách sử dụng thẻ Canonical

Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng Canonical Tag các bạn cần nắm rõ các quy tắc sau:

5 Quy tắc khi sử dụng Canonical Tag

Sử dụng URL tuyệt đối

Các chuyên gia cũng khuyến rằng, tốt nhất bạn khoogn sử dụng đường dẫn tương đối với phần tử rel=“canonical”. Tức là thay vì dùng cấu trúc:

<link rel=“canonical” href=”/sample-page/” />

Thì bạn nên sử dụng cấu trúc sau:

<link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page/” />.

Sử dụng chữ thường trong URL

Google sẽ xác định các URL viết thường và viết hoa là hai link khác biệt. Do đó, URL trên máy chủ bạn nên dùng chữ viết thường. Sau đó dùng link viết thường cho thẻ Canonical. 

Sử dụng chữ thường trong URL
Sử dụng chữ thường trong URL

Sử dụng đúng phiên bản miền HTTP hoặc HTTPS 

Nếu đã chuyển sang SSL thì bạn cần chắc chắn không khai báo bất cứ URL nào không phải SSL trong việc sử dụng Canonical Tag. Với các secure domain đơn giản, bạn cần hãy sử dụng phiên bản URL:

<link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page/” />.

Còn nếu không dùng HTTPS thì bạn có thể sử dụng dạng URL:

<link rel=“canonical” href=“http://example.com/sample-page/” />

Sử dụng Canonical Tag tự tham chiếu

Thẻ Canonical tự tham chiếu vẫn là sự lựa chọn đáng để bạn ưu tiên. Bởi nó giúp Google hiểu rõ bạn muốn index trang nào. Hoặc link sẽ có cấu trúc ra sao sau khi được index. 

Thực tế, tự tham chiếu là Canonical trên một trang trỏ link đến chính nó. Chẳng hạn, nếu URL là https://example.com/sample-page, thì Canonical tự tham chiếu trên trang là:

<link rel=“canonical” href=“https://example.com/sample-page” />

Hiện nay, đa số CMS hiện đại đều tự động thêm các URL tự tham chiếu. Còn với CMS tùy chỉnh, các bạn có thể nhờ đến các nhà phát triển web hardcode nó.

Sử dụng 1 Canonical Tag cho mỗi trang

Mỗi trang chỉ sử dụng 1 thẻ Canonical. Bởi nếu 1 trang có nhiều hơn 1 Canonical Tag thì Google sẽ bỏ qua tất cả. 

Cài đặt thẻ Canonical bằng cách sử dụng HTML rel = “canonical”

Để định chỉnh link gốc, sử dụng thẻ rel = canonical là giải pháp đơn giản nhất. Để thực hiện bạn chỉ cần thêm mã dưới đây vào phần <head> của bất cứ trang trùng lặp nào:

<link rel=“canonical” href=“https://example.com/canonical-page/” />

Cài đặt thẻ Canonical trong Sitemaps

Các trang không có thẻ Canonical chuẩn sẽ không được Google đưa vào sitemaps. Chỉ có các URL chuẩn mới được liệt kê vào. Điều này là do Google chỉ xem các trang được liệt kê trong sitemap là các URL gốc được đề xuất. Tuy nhiên, cũng không ít trường hợp Google từ chối chọn URL trong sitemap làm URL gốc. 

Cài đặt thẻ Canonical trong Sitemaps
Cài đặt thẻ Canonical trong Sitemaps

Cài đặt thẻ Canonical với 301 Redirects

Khi muốn chuyển hướng lưu lượng truy cập khỏi URL trùng lặp và tới URL gốc các bạn có thể thực hiện 301 redirects. Chẳng hạn, website của bạn có thể truy cập được các URL:

  • example.com
  • example.com/index.php
  • example.com/home/

lúc này, bạn có thể chọn một URL làm gốc sau đó điều hướng các URL khác đến URL gốc. 

Cài đặt thẻ Canonical với các liên kết nội bộ

Việc trỏ link từ trang này sang trang khác trên toàn bộ trang web cũng được xem là một cách Canonical URL mà bạn có thể thực hiện. 

Canonical nên dùng trong những trường hợp nào?

 Dưới đây là một số dạng trùng lặp thường gặp mà bạn nên sử dụng thẻ Canonical:

Phiên bản có và không có gạch chéo ở cuối URL

Các trang có gạch chéo ở cuối mỗi URL và không có gạch chéo và đều có thể truy cập được thì đồng nghĩa với việc các trang này đang bị trùng lặp. 

Chẳng hạn: 

https://dichvuseoaz.vn/

https://dichvuseoaz.vn

lúc này, code sẽ không chỉ rõ cho bạn biết được đâu là canonical URL. 

Phiên bản “http” và “https” + phiên bản “www” và không “www”

Kiểu trùng lặp thường thấy nhất là về giao thức https và www. Chẳng hạn, với website dichvuseoaz dưới đây thì ít nhất 4 URL sau đều có sự trùng lặp:

http://dichvuseoaz.com.vn

http://dichvuseoaz.com.vn

http://www.dichvuseoaz.com.vn

https://www.dichvuseoaz.com.vn

Phiên bản http và https
Phiên bản http và https

Phiên bản di động và máy tính 

Thông thường, phiên bản di động sẽ được hiển thị ở dạng m.example.com. Chẳng hạn, Kênh 14 có 2 phiên bản di động và máy tính với 2 URL sau:

https://m.kenh14.vn

https://kenh14.vn

Hai trang này có nội dung hoàn toàn trùng khớp và được xem là trang trùng lặp. Trong trường hợp này bắt buộc phải sử dụng thẻ Canonical. 

Trùng lặp chéo giữa các tên miền

Một số website vệ sinh của bạn dù có tên miền khác nhau nhưng lại có một số trang trùng lặp nội dung. Để tránh bị Google bắt lỗi, bạn cần chỉ rõ đâu là URL trên site chuẩn, sau đó trỏ các trang trùng lặp về trang chuẩn. 

Trang tìm kiếm nội bộ

Mỗi website đều hỗ trợ công cụ tìm kiếm. Và mỗi từ khóa truy vấn khác nhau sẽ có những URL riêng. Chẳng hạn, khi tìm kiếm trên trang https://seoviet.vn/ ta sẽ nhận được các URL như:

https://seoviet.vn/?s=tiktok

https://seoviet.vn/?s=Facebook

https://seoviet.vn/?s=youtube

Đây cũng được xem là một dạng trùng lặp nội dung.

Một số lỗi thường gặp khi sử dụng Canonical 

Dưới đây là một số sai lầm thường gặp khi sử dụng thẻ Canonical:

Đặt URL được chuẩn hóa thành “noindex”

Tốt nhất nên tránh kết hợp thẻ canonical với noindex vì chúng là 2 yếu tố hoàn toàn đối lập nhau. Thông thường, Google sẽ ưu teien Canonical hơn so với noindex. Nếu muốn thực hiện đồng thời noindex và gắn thẻ tag thì bạn nên dùng 301 redirects. 

Tránh kết hợp thẻ canonical với noindex vì chúng là 2 yếu tố đối lập nhau
Tránh kết hợp thẻ canonical với noindex vì chúng là 2 yếu tố đối lập nhau

Chặn URL được chuẩn hóa qua Robots.txt

Khi chặn URL trong robots.txt sẽ ngăn không cho Google thu thập dữ liệu. Điều này đồng nghĩa với việc Google không thấy bất cứ thẻ canonical nào. Từ đó, Google cũng không thể chuyển hóa link equity từ Non-canonical sang Canonical. 

Có quá nhiều thẻ rel=canonical

Việc sử dụng quá nhiều thẻ rel = canonical sẽ khiến Google bỏ qua tất cả. Điều này xảy ra là do các thẻ được thêm vào hệ thống ở nhiều thời điểm khác nhau. Ngoài ra, cũng không ít trường hợp thẻ rel = canonical được thêm bởi JavaScript. Google sẽ chấp nhận trường hợp này khi URL gốc không xuất hiện trên HTML. Sau đó bạn thêm thẻ rel = canonical với JavaScript. 

Đặt rel=canonical trong phần Body

Rel = canonical không nên đặt trong phần body của web vì nó dễ bị bỏ qua. Tốt nhất bạn nên đặt thẻ này ở phần <head> của tài liệu. 

Đặt mã trạng thái HTTP 4XX cho URL gốc

Việc đặt mã HTTP 4XX cho URL cũng ảnh hưởng tương tự như việc bạn sử dụng thẻ noindex. Điều này sẽ khiến Google không thể nhìn thấy thẻ Canonical để thực hiện chuyển “link quity” sang bản gốc.

Một số lưu ý khi sử dụng thẻ Canonical

Khi sử dụng Canonical tag bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm tra thẻ canonical động.
  • Cần cẩn trọng khi gắn thẻ cho các bản sao gần giống nhau. 
  • Tránh các tín hiệu gây nhiễu cho thẻ Canonical.
  • Sử dụng canonical URL chéo.

Trên đây là những thông tin cơ bản về thẻ Canonical cũng như hướng dẫn cách sử dụng Canonical tag hiệu quả trong SEO. Chúc các bạn thành công!

Write a Comment

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *